top-banner-2

Thứ sáu, 11/05/2018, 15:54 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình – Quản trị chuyên nghiệp

Viết bởi Phương Nhi   
Thứ sáu, 11/05/2018, 15:54 GMT+7

Để đưa ra lời cảnh báo cũng như giúp các doanh nghiệp gia đình tránh được những thiệt hại không đáng có của việc kiểm soát nội bộ, chương trình CEO – Chìa khóa thành công đã đưa vấn đề này vào chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – quản trị chuyên nghiệp”.

Trong doanh nghiệp gia đình, các vị trí cốt cán thường do những thành viên trong gia đình nắm giữ. Tuy nhiên, ngoài việc quản lý, điều hành các bộ phận, họ lại thường kiêm nhiệm luôn vị trí thành viên của ban kiểm soát nội bộ. Điều này dẫn tới việc, họ vừa “đá bóng”, vừa “thổi còi” dễ khiến cho việc quản trị của doanh nghiệp thiếu minh bạch và khó kiểm soát.

dngd-ksnb-nnt-1

Kiểm soát nội bộ là một trong những bộ phận chủ chốt hỗ trợ việc quản trị doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ tốt sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được các cơ cấu, quy trình của công ty để đảm bảo được sự công bằng, minh bạch. Đặc biệt, bộ phận này giúp nâng cao tính trách nhiệm và hệ thống giải trình, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro như gian lận, vụ lợi, giảm xung đột lợi ích, nâng cao hiệu quả ra quyết định và uy tín của công ty.

Từ khái niệm ở trên, chúng ta có thể thấy được sự quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong mỗi doanh nghiệp ra sao. Do đó, để xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, rất nhiều các tiêu chí cho bộ phận này được đưa ra như phải coi trọng tính chính trực, giá trị đạo đức, năng lực chuyên môn, thiết lập mục tiêu cụ thể, phân rõ quyền hạn, sự phối hợp với các bên...

Trong đó, có một tiêu chí xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình hay mắc phải, đó là không có sự tách bạch nhiệm vụ. Để tránh việc phải tăng quỹ lương, tinh gọn bộ máy, các doanh nghiệp thường sử dụng các vị trí chủ chốt vừa là quản lý, vừa kiêm luôn việc kiểm soát. Đặc biệt tại các doanh nghiệp gia đình, các vị trí này đều là người trong gia đình nên được ban quản trị đặt niềm tin hơn nên quyền lực của bộ phận hầu như nắm trong tay họ. Họ vừa quản lý, vừa tự kiểm soát hoạt động của chính mình nên nhiều người có xu hướng giấu đi những thông tin bất lợi của bộ phận. Từ đó, CEO hay HĐQT chỉ nhận được những báo cáo, giải trình thiếu chân thực, về lâu dài có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.

dngd-ksnb-nnt-2

CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện & Thương mại Phương Linh

 Theo đó, một doanh nghiệp gia đình sản xuất và kinh doanh hàng may mặc 23 năm đã tạo dựng được chỗ đứng, xây dựng được thương hiệu. 5 năm gần đây, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, cả chiều ngang và chiều dọc, đặc biệt là mua lại một số nhà máy sản xuất và đơn vị phân phối ở các tỉnh, thành. Do sự lớn mạnh nhanh chóng nên các cổ đông nhận thấy CEO chưa kiểm soát được hết hoạt động của doanh nghiệp mình dẫn tới nhiều sai sót không đáng có. Với thiện chí hỗ trợ CEO hoàn thành tốt công việc quản lý và điều hành, nên các cổ đông đã đề xuất thành lập một chức năng giám sát độc lập. Bộ phận này sẽ hoạt động độc lập như một bên thứ ba, khách quan, kiểm soát và báo cáo trực tiếp tình hình doanh nghiệp lên HĐQT.

 Tuy nhiên CEO không đồng tình với đề xuất này bởi doanh nghiệp hiện nay đã có hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu bổ sung thêm ban giám sát này sẽ làm tăng quỹ lương, chồng chéo công việc mà không mang lại hiệu quả thiết thực. Các cổ đông vẫn bảo vệ ý kiến của mình vì cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay đang “vừa đá bóng, vừa thổi còi” khiến CEO và HĐQT không thể kiểm soát được các hoạt động thực tế của doanh nghiệp, dẫn tới những sai sót nảy sinh thời gian vừa qua.

 Theo dõi buổi tranh biện, nhiều khán giả trên Fanpage CEO– Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của các cổ đông. Bạn Minh Linh chia sẻ: “Việc xảy ra các sai sót chứng tỏ đội ngũ kiểm soát nội bộ hiện tại đang hoạt động thiếu hiệu quả. Việc thêm một bộ phận giám sát độc lập để hạn chế và quản trị rủi ro là điều doanh nghiệp nên làm.”.

dngd-ksnb-nnt-3

Ngược lại, không ít khán giả đã chia sẻ quan điểm ủng hộ CEO. Bạn Đinh Hoàng khẳng định: “Đồng ý rằng doanh nghiệp cần thêm những giải pháp để quản trị rủi ro, tuy nhiên việc bổ sung thêm một bộ phận kiểm soát là không cần thiết. CEO đưa ra phương án rà soát lại quy trình, quy chế và nhiệm vụ các phòng ban là giải pháp kịp thời ngay lúc này.”

Cả hai luồng ý kiến đều có lý lẽ và sự thuyết phục của mình. Bên nào sẽ giành được lợi thế ? Cùng xem chương trình CEO – Chìa khoá thành công để có những bài học cho chính doanh nghiệp mình vào 10h Chủ Nhật ngày 13/05/2018.

Chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 - Chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – quản trị chuyên nghiệp” (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group thực hiện)

Xem lại chương trình tại : CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình : 098 148 6868

 Thạch Ngọc

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp gia đình – Quản trị chuyên nghiệp

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc