M&A lĩnh vực nông nghiệp – 'Mỏ vàng' hay 'Hố sâu' |
Viết bởi Phương Nhi |
Thứ sáu, 06/04/2018, 16:00 GMT+7 |
Ngày 01/03/2018, VinEco (tập đoàn Vingroup) chính thức bước chân vào ngành chăn nuôi khi trở thành cổ đông lớn của Việt Thắng sau khi nhận chuyển nhượng 24% vốn từ Hùng Vương. Bước tiến mới của tập đoàn này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Vingroup có thể được gọi là một đại gia M&A khi tính đến năm 2016, tập đoàn này đã chi gần 20.000 tỷ đồng cho các thương vụ mua bán và sáp nhập. Mặc dù mua lại nhiều công ty không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, như bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, nhưng doanh nghiệp vẫn liên tục gặt hái thành công. Điều này xuất phát từ lợi thế của Vingroup khi doanh nghiệp này là chủ đầu tư và quản lý hàng chục tòa nhà có vị trí đắc địa, nên đầu ra của sản phẩm luôn được đảm bảo. Đối với ngành nông nghiệp, Vingroup tham gia từ năm 2015 với công ty con là VinEco. Bởi không có kiến thức và kinh nghiệm về nông nghiệp nên tập đoàn này lựa chọn phương án phát triển tự thân organic, các chuyên gia đều đánh giá đây là một lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên, quyết định mới đây của VinEco khi M&A để bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi lại không được đánh giá cao như vậy. Nhiều doanh nghiệp cho rằng bước đi này của Vingroup khá liều lĩnh, nên có thể sẽ bước vào “mỏ vàng” hoặc vấp phải “hố sâu” Bước vào “mỏ vàng” có thể kể đến Masan. Đầu năm 2015, tập đoàn này mua lại hai doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi là Proconco và ANCO. Tuy nhiên Masan xuất thân từ một đơn vị sản xuất thực phẩm nên việc tiếp cận vào lĩnh vực này không quá khó khăn. Vì vậy, chỉ sau chưa đầy 1 năm, 2/3 doanh thu của Masan đến từ kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Anh Trần Hữu Đoàn - Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Tư vấn & Giáo dục Gia Cát trong vai trò CEO. Còn vấp phải “hố sâu” chính là công ty Hùng Vương, đơn vị chuyển nhượng cổ phần cho VinEco. Doanh nghiệp này cũng bước chân vào “địa hạt” thức ăn chăn nuôi bằng cách thâu tóm Việt Thắng. Ông chủ của Hùng Vương, ông “vua cá tra” Dương Ngọc Minh đã từng quả quyết, sau khi trở thành một phần của Hùng Vương, Việt Thắng sẽ không phải e ngại bất cứ đối thủ nào, kể cả các doanh nghiệp FDI. Tính đến quý III/2017, chi phí đầu tư dở dang cho xây dựng và mở rộng công suất nhà máy thức ăn chăn nuôi và các trại heo giống của Việt Thắng lên đến 620 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn thu về chỉ là những khoản nợ lớn, hàng tồn kho cao, doanh thu sụt giảm, đến mức gần đây Hùng Vương đã phải rao bán các dự án bất động sản để có tiền trả nợ. Liệu Vingroup có đi vào vết xe đổ của Hùng Vương hay tiếp tục chuỗi bất bại M&A của mình trong ngành nông nghiệp? Vậy với một doanh nghiệp khi lấn sân vào lĩnh vực mới làm thế nào để không bị vấp phải “hố sâu”? Để hỗ trợ các doanh nghiệp SME, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho mình khi gặp tình huống này, chương trình CEO – Chìa khóa thành công số 47 đã đưa ra chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tăng trưởng Organic hay M&A” để các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ. Chương trình phát sóng vào 10h chủ nhật ngày 08/04/2018. Anh Trần Hữu Đoàn - Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Tư vấn & Giáo dục Gia Cát trong vai trò CEO. Theo đó, một DNGĐ chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc đã có bề dày hơn 20 năm, đã tự xây dựng được hệ thống phân phối trên cả nước. Tới nay, khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, tiềm lực dư giả, các thành viên Hội đồng quản trị cùng đồng lòng nhất trí mở rộng sản xuất kinh doanh ra các lĩnh vực tiềm năng liên quan như : Vắc xin, thuốc thú y.... CEO tranh biện cùng các cổ đông trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công Tuy nhiên về phương pháp mở rộng và đầu tư mỗi người lại một ý. Khi CEO cho rằng doanh nghiệp nên mua lại một số công ty thuộc các lĩnh vực có nhu cầu mở rộng để nắm bắt được các cơ hội kịp thời và chiếm lĩnh thị trường. Thì các cổ đông lại cho rằng, doanh nghiệp nên dựa vào nguồn lực sẵn có trong 20 năm qua để từng bước mở rộng và phát triển. Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và các cổ đông, nhiều khán giả trên Fanpage CEO – Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của người điều hành. Bạn Yến Mai cho rằng: “M&A sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa về thời gian, kịp thời có sản phẩm bán ra thị trường”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại ủng hộ quan điểm của các cổ đông, bạn Hữu Ngọc chia sẻ: “Doanh nghiệp đã có đầu ra, việc phát triển tự thân sẽ giúp HĐQT có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực mới, từ đó sẽ xây dựng và quản trị hiệu quả hơn.” Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO hay các cổ đông sẽ có lý lẽ thuyết phục hơn? Chiến lược mở rộng sang lĩnh vực mới của doanh nghiệp này sẽ như thế nào? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tăng trưởng Organic hay M&A” vào 10h chủ nhật ngày 08/04/2018. Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland. Xem lại chương trình tại : CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube. Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Hotline đăng ký tham gia chương trình : 098 148 6868 Thạch Ngọc *Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|