top-banner-2

Thứ năm, 22/03/2018, 12:15 GMT+7

Đi tìm lời giải cho bài toán nhân tài của doanh nghiệp gia đình

Viết bởi Nam Anh   
Thứ năm, 22/03/2018, 12:15 GMT+7

“Nhân tài là nguồn lợi nhuận cao nhất mà một doanh nghiệp có được. Một công ty có nhiều nhân tài thì trước sau gì cũng thắng lợi.” Chủ tịch HĐQT của công ty máy tính Lenovo.

Giống như bất kỳ DN nào trên thế giới, vấn đề về nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển của DNGĐ. Thời kỳ đầu của DNGĐ, khi hầu hết các nhân viên trong công ty đều là người trong gia đình thì việc đảm bảo sự ổn định về nhân sự, người lao động gắn bó với DN là điều khá dễ dàng. Tuy nhiên khi công ty ngày càng phát triển, câu chuyện thu hút và giữ chân những người tài (người ngoài gia đình) trở thành một bài toán khó.

Khó khăn đầu tiên phải kể tới, đó là sự cạnh tranh khốc liệt về nhân sự giữa các doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của website việc làm Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhiều lĩnh vực đang ở mức cao nhất trong lịch sử, nhưng sự gắn bó của nhân sự với doanh nghiệp lại có chiều hướng đi xuống.

Ví dụ như ngành công nghệ thông tin cần 1,2 triệu lao động vào năm 2020 nhưng lực lượng nhân sự thời điểm này mới dừng ở mức 600. 000 lao động. Ngành du lịch cũng cần tới 3 triệu người vào năm 2020, nhưng nhân lực có trình độ đại học trở lên hiện nay đang “báo động đỏ” khi chỉ chiếm hơn 3 % tổng số lao động ngành (báo cáo năm 2017). Song song với đó, tỷ lệ nhân sự sẵn sàng “nhảy việc” nếu tìm được môi trường tốt hơn, mức lương và phúc lợi tốt hơn đang ngày càng tăng cao, từ 20 lên tới 40%.

Thứ hai, nhiều DNGĐ hiện nay còn quản lý, điều hành theo thói quen, không minh bạch về quy trình, quyền hạn. Người lao động khi đầu quân vào DNGĐ đã khó hoà nhập vì sự khác biệt về văn hoá, khi làm việc lại không có quy trình hay KPI, cùng với đó là việc bất kỳ thành viên gia đình nào cũng là “sếp” khiến họ sẽ dễ nảy sinh tâm lý chán nản và ra đi.

Vậy làm thể nào để các DNGĐ thu hút và giữ chân được nhân tài trong bối cảnh khủng hoảng về nhân sự hiện nay? Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đưa vấn đề này ra để cùng các doanh nghiệp tìm giải pháp tháo gỡ. Chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài” sẽ phát sóng vào 10h chủ nhật ngày 25/03/2018. Anh Nguyễn Hoài Nam –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jio Health. Thành viên HĐQT ngân hàng TMCP Bản Việt trong vai trò CEO

 nguyen-hoai-nam-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-2

Anh Nguyễn Hoài Nam –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jio Health.

Minh Gia là một doanh nghiệp gia đình kinh doanh lĩnh vực khách sạn đã có 20 năm xây dựng và phát triển, CEO là đời thứ hai. Hiện nay công ty đã tạo dựng được chỗ đứng và tên tuổi trên thị trường, sở hữu một chuỗi 5 khách sạn 3 và 4 sao tại các vị trí đắc địa. Minh Gia đang lên kế hoạch mở rộng nhưng vấp phải rào cản lớn, đó là thiếu hụt nhân sự cấp cao, mặc dù công ty liên tục tìm kiếm và tuyển dụng

CEO sau khi tìm hiểu thì thấy rằng, nguyên nhân là do hệ thống điều hành của công ty theo kiểu gia đình, thiếu minh bạch, rõ ràng, không có KPI. Các vị trí quản lý liên tục bị các thành viên gia đình can thiệp, đuổi người tùy tiện, tạo cho nhân viên cảm giác thiếu sự tin tưởng. Vì vậy, CEO đã đưa ra kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý và điều hành minh bạch để giữ chân người tài. Tuy nhiên đề xuất này đã bị các cổ đông khác trong HĐQT phản đối. Bởi họ cho rằng, việc linh hoạt trong xử lý đối nội là điều cần thiết. Còn không giữ chân được nhân tài chỉ nằm ở vấn đề về lương và phúc lợi, hoặc sự đàm phán thiếu thuyết phục của CEO

Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và các cổ đông, nhiều khán giả trên Fanpage CEO – Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của người điều hành.

Bạn Minh Anh cho rằng: “Với nhiều nhân sự hiện nay, việc gắn bó với công ty không chỉ nằm ở mức lương, mà họ còn cần một môi trường làm việc tốt. Mức lương có thể thu hút người lao động đến với DN nhưng việc điều hành theo kiểu gia đình thiếu minh bạch thì không thể làm họ ở lại và gắn bó.”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại ủng hộ quan điểm của các cổ đông: “Mô hình khách sạn, hay các mô hình về du lịch cần sự linh hoạt lớn, việc áp dụng KPI và các quy định quá chặt chẽ thực sự không phù hợp. CEO nên phát huy sức mạnh của DNGĐ, đó là quan tâm tới đời sống và tâm tư của người lao động hơn theo ý kiến của các cổ đông là giải pháp tối ưu nhất.”

Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO hay các cổ đông sẽ có lý lẽ thuyết phục hơn? Minh Gia sẽ giải quyết vấn đề nhân sự của mình theo cách nào? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài” vào 10h chủ nhật ngày 25/03/2018.

nguyen-hoai-nam-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-4

CEO và các cổ đông tranh biện trong chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài”

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

Thạch Ngọc

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đi tìm lời giải cho bài toán nhân tài của doanh nghiệp gia đình

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc