Nhân viên bỏ việc vì 'nhiều sếp' - Chứng bệnh nan y của doanh nghiệp gia đình |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ sáu, 30/03/2018, 15:55 GMT+7 | |
“Công việc của các vị trí quản lý liên tục bị các thành viên trong gia đình can thiệp, đuổi, nhận người tuỳ tiện, làm rối việc và khiến nhân viên không có cảm giác được tin tưởng và lần lượt xin nghỉ việc” – Câu chuyện này có lẽ không còn quá xa lạ tại các doanh nghiệp gia đình, một công ty có nhiều “sếp” chính là một “kiểu văn hoá doanh nghiệp” không thể giữ chân được nhân tài. Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh đều mong muốn thu hút và giữ chân được nhân tài, bởi ước tính chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới sẽ cao gấp từ 300 đến 600% mức lương của họ. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ biến động về nhân sự trên thị trường luôn ở mức cao, hiện tượng nhảy việc, chảy máu chất xám, mất nhân tài vào tay đối thủ là các vấn đề luôn thường trực. Vậy yếu tố quan trọng nhất để giữ chân các nhân sự chất lượng là gì? Theo khảo sát của tổ chức nhân sự Herman Group cho thấy, 75% nhân viên nghỉ việc không vì công việc mà vì “sếp”. Bởi người lãnh đạo là người tạo nguồn cảm hứng, phát triển nhân sự, gắn kết đội nhóm, giúp các nhân viên tin tưởng và gắn bó với công ty. Nghệ thuật lãnh đạo chính là chìa khoá để giữ chân nhân tài. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các doanh nghiệp gia đình, hầu hết nhân sự tại doanh nghiệp này xin nghỉ do “sếp”. Tuy nhiên, “sếp” được nói đến ở đây lại không chỉ là người điều hành (CEO) mà cả những thành viên trong gia đình đó. Trong một quá trình phát triển, “phong cách” làm việc theo thói quen, ứng xử theo kiểu “người nhà” dường như đã ăn sâu vào văn hoá doanh nghiệp. Bất cứ thành viên gia đình nào cũng có thể tham gia vào các công việc quản lý, quyền lực nằm trong tay nhiều người khiến công việc của các vị trí quản lý liên tục bị các thành viên trong gia đình can thiệp, dẫn tới rối loạn và họ quyết định ra đi. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp gia đình có thể thu hút và giữ chân được nhân tài trong bối cảnh cuộc cạnh tranh về nhân sự ngày càng khốc liệt? Chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp gia đình tìm ra lời giải với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về nhân sự. Chương trình phát sóng vào 10h chủ nhật, ngày 01/04/2018. Anh Nguyễn Hoài Nam –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jio Health, thành viên HĐQT ngân hàng TMCP Bản Việt trong vai trò CEO Anh Nguyễn Hoài Nam –Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jio Health - Thành viên HĐQT ngân hàng TMCP Bản Việt Minh Gia là một doanh nghiệp gia đình kinh doanh lĩnh vực khách sạn đã có 20 năm xây dựng và phát triển, CEO là đời thứ hai. Hiện nay công ty đã tạo dựng được chỗ đứng và tên tuổi trên thị trường, sở hữu một chuỗi 5 khách sạn 3 và 4 sao tại các vị trí đắc địa. Minh Gia đang lên kế hoạch mở rộng nhưng vấp phải rào cản lớn, đó là thiếu hụt nhân sự cấp cao. Mặc dù công ty liên tục tìm kiếm và tuyển dụng nhưng phần lớn nhân sự chủ chốt chỉ làm việc một thời gian ngắn lại xin nghỉ. CEO sau khi tìm hiểu thì thấy rằng, nguyên nhân là do hệ thống điều hành của công ty theo kiểu gia đình, thiếu minh bạch, rõ ràng, không có KPI. Các vị trí chủ chốt không phải người nhà thì công việc quản lý liên tục bị các thành viên gia đình can thiệp, đuổi người tùy tiện, làm rối việc, tạo cho nhân viên cảm giác thiếu sự tin tưởng. Vì vậy, CEO đã đưa ra kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý và điều hành minh bạch để giữ chân người tài. Tuy nhiên đề xuất này đã bị các cổ đông khác trong HĐQT phản đối. Bởi họ cho rằng, việc linh hoạt trong xử lý đối nội là điều cần thiết. Còn không giữ chân được nhân tài chỉ nằm ở vấn đề về lương và phúc lợi, hoặc sự đàm phán thiếu thuyết phục của CEO. Để tìm ra lời giải phù hợp nhất cho Minh Gia, CEO đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình. Bà Nguyễn Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần TID lật lại từng vấn đề của Minh Gia để tìm ra nguyên nhân tại sao các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp nghỉ việc. Theo bà, CEO cần phải hiểu rõ được nguồn gốc của khủng hoảng nhân sự thì mới có thể tìm được phương hướng giải quyết và khắc phục hiệu quả. Bà Bùi Thy Hương - Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Con người và Tổ chức PwC Việt Nam thì nhấn mạnh hơn vào việc doanh nghiệp cần phải thẳng thắn đối mặt với những yếu kém của mình. Bởi theo bà, hiện nay cuộc chiến nhân tài đang ngày càng trở nên khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tự nhìn nhận những yếu kém của mình – lý do dẫn tới việc các nhân viên không muốn gắn bó. Từ đó cải thiện và khắc phục những yếu điểm đó. Ngoài ra, hai chuyên gia còn đưa ra các “chiêu bài” để giữ nhân viên hiện có và tuyển nhân viên mới để biến thách thức về nhân sự trở thành một cơ hội tái cấu trúc lại bộ máy doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực trẻ. Đó là “chiêu bài” gì? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài” vào 10h chủ nhật ngày 01/04/2018 để có câu trả lời. Chuyên gia tư vấn cho CEO trong chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán nhân tài”
Thạch Ngọc * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|