Sang 'sân' mới – Kẻ M&A , người Organic |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ sáu, 13/04/2018, 16:23 GMT+7 | |
Khi doanh nghiệp sang “sân” mới (đầu tư vào lĩnh vực mới), M&A được coi là hình thức đầu tư tối giản về thời gian, đi trước đón đầu. Nhưng organic (phát triển tự thân) lại là hướng đầu tư chậm mà chắc, giúp doanh nghiệp có thời gian. Các chuyên gia của CEO – Chìa khóa thành công còn đưa ra hướng đầu tư thứ ba đó là kết hợp giữa M&A và Organic. Khoảng 5 năm trở lại đây, xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và ngành hàng diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, không như thời kỳ đầu tư đa ngành một cách ồ ạt như những năm 2000, các doanh nghiệp hiện nay có kế hoạch bài bản hơn, có nguồn lực về vốn, năng lực quản lý và cập nhật được các công nghệ mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức sang “sân” mới, mỗi doanh nghiệp lại có cách lựa chọn khác nhau. Hình thức được lựa chọn nhiều nhất là M&A, có thể kể đến một loạt thương vụ đình đám, Vinamilk đầu tư vào mía đường, An Dương Thảo Điền mua lại Dược Bến Tre, Cơ Khí Ngân Hàng, Nha Trang Coral Beach; hay Masan và Vingroup đầu tư vào thức ăn chăn nuôi...vv. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp lựa chọn M&A khi lấn “sân” mới thường là doanh nghiệp muốn nhanh chóng chớp thời cơ, đi trước đón đầu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa nghiên cứu, hoạch định chiến lược và có lộ trình cụ thể khi thâu tóm một công ty thuộc lĩnh vực chưa có nhiều kinh nghiệm, thì kết quả dễ thất bại. Ngược lại các doanh nghiệp lựa chọn Organic thường tính “bài toán” xa hơn. Bởi cách làm này tốn nhiều thời gian hơn, đầu tư tài chính lớn hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị kỹ về mọi nguồn lực để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực mới hiệu quả và an toàn hơn. Điển hình như việc Sun Group kinh doanh cảng hàng không, Vingroup đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất xe ô tô hay dược phẩm. Qua các ví dụ nêu trên, chúng ta có thể thấy, mỗi hình thức đầu tư sẽ mang lại lợi ích khác nhau nhưng cũng có những hạn chế nhất định, doanh nghiệp sẽ phải dựa vào sự ưu tiên và nguồn lực của mình để quyết định lựa chọn hình thức nào. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp SME và doanh nghiệp gia đình, vấn đề về thời gian, về nguồn lực chưa thực sự rõ nét, chính vì vậy, khi tham gia vào xu hướng sang “sân” mới này, họ thường loay hoay, thậm chí nảy sinh mâu thuẫn trong Hội đồng quản trị. Trước bối cảnh đó, các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam đã tư vấn và đưa ra một giải pháp thứ ba cho các doanh nghiệp gia đình. Đó cũng là nội dung chương trình số 50 với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tăng trưởng Organic hay M&A”. Chương trình phát sóng vào 10h chủ nhật ngày 15/04/2018. Anh Trần Hữu Đoàn - Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Tư vấn & Giáo dục Gia Cát trong vai trò CEO. Anh Trần Hữu Đoàn - Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Tư vấn & Giáo dục Gia Cát trong vai trò CEO Theo đó, một DNGĐ chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc đã có bề dày hơn 20 năm, đã tự xây dựng được hệ thống phân phối trên cả nước. Tới nay, khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, tiềm lực dư giả, các thành viên Hội đồng quản trị cùng đồng lòng nhất trí mở rộng sản xuất kinh doanh ra các lĩnh vực tiềm năng liên quan như : Vắc xin, thuốc thú y,.... v.v... Tuy nhiên về phương pháp mở rộng và đầu tư mỗi người lại một ý. Khi CEO cho rằng doanh nghiệp nên mua lại một số công ty thuộc các lĩnh vực có nhu cầu mở rộng để nắm bắt được các cơ hội kịp thời và chiếm lĩnh thị trường. Thì các cổ đông lại cho rằng, doanh nghiệp nên dựa vào nguồn lực sẵn có trong 20 năm qua để từng bước mở rộng và phát triển. Trong cuộc tranh biện vào tuần trước, Hội đồng quản trị đã không tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, để tìm ra lời giải phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, CEO đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình. Trong phần hỏi đáp, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Công Nghiệp Sài Gòn cho rằng nếu mua lại một doanh nghiệp có sẵn, việc HĐQT chưa có kiến thức về lĩnh vực mới, cùng sự khác biệt về nhân sự, văn hóa sẽ là rào cản để thương vụ này đi đến thành công. Ông John Nathan Ooi - Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam thì nhấn mạnh vào lợi thế của doanh nghiệp và đưa cho CEO các kịch bản khác nhau, cũng như phân tích những lợi, hại khi doanh nghiệp lựa chọn một trong các kịch bản này. Ngoài ra, hai chuyên gia còn đưa ra phương án thứ ba để doanh nghiệp có thể đầu tư vào lĩnh vực mới kết hợp giữa M&A và Organic. Đó là kết hợp với một doanh nghiệp có thương hiệu để làm thương mại, trước khi ký kết để xây dựng nhà máy. Phương án này cụ thể ra sao? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tăng trưởng Organic hay M&A” vào 10h chủ nhật ngày 15/04/2018 để có câu trả lời. Các chuyên gia tư vấn cho CEO trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tăng trưởng Organic hay M&A” trên VTV1
Thạch Ngọc * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|