top-banner-2

Thứ hai, 19/11/2018, 14:40 GMT+7

Doanh nghiệp và vấn đề nhân sự thời tự động hóa

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ hai, 19/11/2018, 14:40 GMT+7

Dù gây ra tình trạng dư thừa lao động hay phải bổ sung nhân sự chất lượng thì tự động hóa ít nhiều cũng khiến bộ máy nhân sự, cấu trúc hoạt động nội bộ của DN bị xáo trộn và cần đến một thời gian để ổn định.

Không thể bàn cãi về những ưu thế mà tự động hóa mang lại cho doanh nghiệp (DN) nhưng đồng thời phương thức sản xuất này cũng khiến DN phải đối mặt với một vài thách thức nhất định, trong đó đáng lo ngại nhất vẫn là bài toán về nhân sự.

Nhân sự vẫn là vấn đề được DN quan tâm nhiều nhất khi có ý định chuyển đổi dây chuyền sản xuất từ thủ công sang tự động hóa. Đối với những DN đã dành nhiều thời gian và công sức để đào tạo đội ngũ lao động làm việc trong các nhà máy, công xưởng thì đây quả thực là bài toán không hề đơn giản trong giai đoạn chuyển đổi giữa hai phương thức. Theo đó, DN sẽ phải tìm cách giải quyết thỏa đáng nhất cho lực lượng công nhân khi mà tại một vài vị trí làm việc vốn có con người thực hiện nay được thay thế bởi máy móc, robot hoặc trí tuệ nhân tạo… DN buộc lòng phải tìm cách thay đổi nhiệm vụ công việc cho người lao động hoặc là sẽ đưa họ vào danh sách tinh giản. Tuy nhiên, một trong hai phương án này nếu không được tiến hành thận trọng thì sẽ gây ra khó khăn cho cuộc sống người lao động và làm suy giảm hình ảnh, uy tín của DN trong mắt cộng đồng.

Năm 2016, công ty Foxconn- đối tác sản xuất chính của hãng Apple tiến hành tự động hóa hoàn toàn chuỗi sản xuất iPhone. Họ đưa robot vào làm việc và cho cắt giảm tới 60.000 công nhân. Tuy “cuộc cách mạng” trong sản xuất này khiến tốc độ phát triển của Foxconn tăng vọt nhưng công ty này vướng phải rất nhiều chỉ trích từ dư luận khi đã cho nghỉ việc đồng loạt một lượng lớn lao động, đẩy chính quyền địa phương vào nguy cơ đối mặt với các vấn đề an sinh xã hội nghiêm trọng.

nguyen-ngoc-thang-vanhoadoanhnhan

CEO Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Nội thất Minh Phương

Ngoài giải quyết tình trạng dư thừa lao động phổ thông ra thì khi tiếp cận với tự động hóa, DN cũng cần bổ sung những nhân sự có trình độ chuyên môn cao, đủ năng lực để tham gia vào quá trình vận hành và kiểm soát hệ thống tự động, đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra trơn tru, trong tầm kiểm soát của DN. Vì thế, DN sẽ phải tính đến phương án tuyển dụng thêm nhân sự từ bên ngoài hoặc bỏ thêm chi phí để mời chuyên gia về đào tạo cán bộ, nhân viên kĩ thuật hiện có.

Có thể nhận thấy, dù gây ra tình trạng dư thừa lao động hay phải bổ sung nhân sự chất lượng thì tự động hóa ít nhiều cũng khiến bộ máy nhân sự, cấu trúc hoạt động nội bộ của DN bị xáo trộn và cần đến một thời gian để ổn định. Vậy tự động hóa khiến DN phải lo lắng tập trung vào giải quyết những vấn đề nhân sự nhiều hơn là vui mừng đón nhận những ưu thế trong sản xuất mà nó mang lại? Liệu DN sẽ phải làm gì để vượt qua khó khăn khi ở trong tình huống tương tự?

Để hỗ trợ các DN có thể đưa ra những quyết định sáng suốt trước vấn đề kể trên, chương trình CEO – Chìa khóa thành công số 25 đã đưa ra chủ đề “Doanh nghiệp 4.0- Nhân sự thời tự động hóa” để cùng các nhà kinh doanh tìm giải pháp tháo gỡ. Chương trình phát sóng trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng chủ nhật ngày 18/11/2018.

ceo-nguyen-ngoc-thang-kndn-1

CEO Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Nội thất Minh Phương trong vai trò CEO trong chương trình

Vấn đề của Thắng Phát - một DN có 18 năm trong ngành sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng. DN duy trì dây chuyền công nghệ sản xuất truyền thống, chủ yếu là dựa vào công nhân vận hành thủ công. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng, CEO đã đề xuất kế hoạch đầu tư vào dây chuyền tự động hóa thay thế dây chuyền sản xuất hiện tại nhằm nâng cao năng suất, từ đó tăng ưu thế cạnh tranh so với đối thủ. Tuy nhiên, các cổ đông lại phản đối vì cho rằng: dây chuyền sản xuất hiện tại vẫn vận hành tốt, nếu chuyển đổi thì sẽ phí phạm nguồn nhân lực đã mất công sức và thời gian đào tạo.

Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và các nhà đồng sáng lập, nhiều khán giả trên Fanpage CEO – Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của CEO. Bạn Mạnh Kiên cho rằng: “Tuy sẽ phải cắt giảm số lượng nhân sự nhưng tự động hóa trong sản xuất sẽ khiến DN đạt lợi thế về năng suất và tiết kiệm đáng kể chi phí trả cho nhân công”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại ủng hộ quan điểm của các nhà đồng sáng lập, bạn Bảo Lan chia sẻ: “DN sẽ phải đầu tư một khoản lớn vào tự động hóa mà chưa biết chắc có phù hợp và phát huy hết hiệu quả hay không. Trong khi đó, dây chuyền hiện tại vẫn đang hoạt động tốt thì DN chỉ cần tiếp tục duy trì và nâng cấp”.

Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO hay các nhà đồng sáng lập sẽ có lý lẽ thuyết phục hơn? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp 4.0- Nhân sự thời tự động hóa” vào 10h sáng chủ nhật tuần này.

ceo-nguyen-ngoc-thang-kndn-3

CEO Nguyễn Ngọc Thắng (ở giữa) tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Thời trang OWEN thực hiện)

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam và Thời trang OWEN.

Xem lại chương trình tại : CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình : 098 148 6868

Hồng Liên

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp và vấn đề nhân sự thời tự động hóa

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc