top-banner-2

Thứ sáu, 17/08/2018, 05:51 GMT+7

Triết lý 'thùng chắc' trong quản trị doanh nghiệp

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 17/08/2018, 05:51 GMT+7

Trong đời sống xã hội, nhiều người hay nói tếu với nhau: “Đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm” – đó chính là cách hiểu nôm na nhất của “thùng rỗng kêu to”.

Tuy nhiên đối với quản trị doanh nghiệp, triết lý “thùng rỗng kêu to” lại được hiểu và áp dụng theo một cách riêng. Người lãnh đạo “kêu to” chưa chắc đã là “thùng rỗng”? “Kêu to” có phải giải pháp để nhân viên “nể sợ”? Chúng ta sẽ cùng trò chuyện với CEO D&D – người đã áp dụng triết lý này rất hiệu quả trong doanh nghiệp mình.

Chào doanh nhân Trần Mạnh Đạt, cảm ơn anh đã nhận lời trò chuyện cùng các độc giả của báo Văn hoá doanh nhân.

Chào bạn, chào các độc giả của Văn hoá doanh nhân.

Thưa anh, D&D hiện là một doanh nghiệp có quy mô và thương hiệu rất uy tín trên thị trường nội thất và xây dựng hiện nay. Thông thường, nhân hiệu CEO và thương hiệu doanh nghiệp luôn gắn liền, tương hỗ nhau cùng phát triển. Nhưng anh dường như lại hơi “kín tiếng” so với thương hiệu doanh nghiệp mình.

ceo-tran-manh-dat-3

CEO Trần Mạnh Đạt (ở giữa) tham gia chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Bia Hà Nội thực hiện)

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới doanh nghiệp cũng như cá nhân CEO của D&D. Thực tế, điều mà mình cũng như tất cả các thành viên của D&D thực sự quan tâm là làm sao để khách hàng của mình hài lòng nhất, đó là doanh nghiệp phải áp dụng những công nghệ mới nhất, quy cách xây dựng tốt nhất, chăm sóc khách hàng tận tâm nhất để đảm bảo cho tiến độ, chất lượng và sự thẩm mỹ cho sản phẩm, công trình chất lượng nhất. Như bạn thấy đấy, những “gạch đầu dòng” ưu tiên ở trên không có “gạch đầu dòng” về nhân hiệu CEO. (cười) Nhưng khi mà doanh nghiệp bạn có chỗ đứng thực sự trên thị trường thì tất cả những nhân hiệu gắn với thương hiệu đó đều được “bảo chứng”.

Vừa rồi việc anh tham gia chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam thì nhiều người mới biết đến ông chủ của D&D. Lý do gì anh quyết định “xuất đầu lộ diện”?

Thực tế bấy lâu nay mình đâu có “quy ẩn giang hồ” đâu (cười). Chương trình: “CEO – Chìa khoá thành công” là một chương trình rất có giá trị đối với cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp. Việc tham gia chương trình, mình có cơ hội được gặp gỡ, học hỏi nhiều doanh nhân khác cũng như nhận được sự tư vấn của chuyên gia. Chính vì vậy, mình coi đây là cơ hội bổ sung kiến thức, mối quan hệ hơn là việc xây dựng thương hiệu của cá nhân mình.

Tuy nhiên, qua chương trình thì nhiều khán giả mới biết là: mặc dù là người khởi nghiệp và điều hành thương hiệu nội thất, xây dựng D&D nhưng anh lại không phải một người trong ngành. Vậy tại sao anh lại quyết định lựa chọn mảng thị trường khó tính này?

Mình vốn là cử nhân ngành công nghệ sinh học, tuy nhiên mình là người thích kinh doanh. Trước khi khởi nghiệp D&D mình đã từng khởi nghiệp thất bại rất nhiều lần. Thời đi học mình từng vay nguồn vốn dành cho sinh viên lập nghiệp rồi sau này còn mượn cả sổ đỏ gia đình để làm kinh doanh nhưng đều thất bại (cười). Những thất bại đó mang lại cho mình nhiều bài học quý giá nhưng cũng cho mình thấy rằng bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm để có thể khởi nghiệp thành công.

Vì vậy, mình đã xin đi làm thuê để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. Mình được thầy giáo giới thiệu làm việc cho một doanh nghiệp chuyên về khai thác các dịch vụ phi hàng không. Rất may mắn là đến tháng thứ hai, mình đã được công ty tin tưởng phân công nhiệm vụ đi mở chi nhánh mới tại sân bay Liên Khương, Đà Lạt. Mình phải lo tất cả công việc từ giấy tờ, thủ tục ban đầu tới thiết kế, xây dựng rồi tuyển nhân sự, tham gia từng hạng mục cụ thể này giúp mình có rất nhiều trải nghiệm giá trị.

Nhiều lần mở chi nhánh tại các tỉnh thành, mình còn được tiếp xúc với các nhà thầu về nội thất, xây dựng. Mình thấy mảng thị trường này còn ít các doanh nghiệp tham gia, các đơn vị hầu như lại không đáp ứng được các yêu cầu cao của khách hàng. Nhận thấy thời điểm đã chín muồi, mình cùng một số cộng sự đã quyết định thành lập Công ty cổ phần D&D để “đánh” mảng thị trường còn bỏ ngỏ này.

ceo-tran-manh-dat-2

Xưởng sản xuất 20.000m2 của D&D tại Long An

Thị trường tiềm năng tuy nhiên là một người sáng lập và trực tiếp điều hành khi không có chuyên môn sâu về thiết kế nội thất, thi công công trình, anh có gặp nhiều khó khăn trong quản trị không?

Không sai, đây là một trong những khó khăn của mình khi xây dựng D&D. Như bạn biết đấy, ngành của mình đòi hỏi đội ngũ có trình độ, tư duy và tính sáng tạo cao. Thị trường mục tiêu (F&B) mà D&D hướng tới lại yêu cầu khắt khe về tiến độ. Vì vậy, vấn đề nhân sự là cốt tử của doanh nghiệp. Nhân sự không “phục” thì CEO không thể điều hành được.

Lúc đó mình cũng suy nghĩ và đặt mình vào vị trí của nhân sự. Ngoài ra với kinh nghiệm quản lý trước đó, mình xác định thay vì yêu cầu toàn diện thì mình “thả lỏng”, tập trung tìm ra điểm mạnh của mỗi nhân sự, chấp nhận rủi ro để mỗi người phát huy tối đa khả năng của mình.  Dùng đúng người, đúng việc và đúng lúc.

Nhiều người vẫn nói “Làm CEO cho người ta “sợ”, làm lãnh đạo cho người ta “dè””. Quản trị theo cách đó anh có bao giờ nghĩ tới việc nhân viên sẽ không “sợ”, không “nể” mình không?

Đó là thời gian đầu tiên, nhiều nhân viên chuyên môn không “nể” nhưng vẫn “sợ” vì mình là người trả lương mà (cười). Nhưng sau khi họ thấy sếp của mình là người tạo được động lực, phát huy được sở trường của mình, cho họ môi trường và cơ hội phát huy tính sáng tạo tối đa thì họ thay đổi.
Đặc biệt với những người đã gắn bó với D&D nhiều năm, mỗi giai đoạn sóng gió, họ thấy mình đương đầu với thử thách, nỗ lực vượt qua sóng gió vì doanh nghiệp, vì bao thành viên đã đồng hành và tâm huyết với mình nên họ hiểu hơn và gắn bó hơn.

Cách quản trị như anh chia sẻ tôi thấy rằng anh không nói nhiều mà chọn hành động nhiều. Tuy nhiên, thực tế không ít các CEO thường tìm cơ hội để “nói”, để “khoe” các thành tích, năng lực và mối quan hệ của mình, với bạn bè, nhân viên. Sau đó không ít những xì xầm cho rằng ông đó, bà đó “thùng rỗng kêu to”. Quan điểm của anh như thế nào về vấn đề này?

Đầu tiên phải nói là, để có thể trở thành CEO, đưa được doanh nghiệp đi xa, là chỗ dựa của bao nhiêu con người, từ gia đình, nhân viên... thì không thể gọi người đó là “thùng rỗng” được, họ phải có thực lực mới làm được. Còn chuyện “kêu to” là tính cách và lựa chọn của từng người, có thể họ là người thích chia sẻ, hoạt ngôn, đôi khi đó còn là “chiến thuật” (cười).

Đối với mình, mình thích câu “thùng chắc” hơn là “thùng rỗng kêu to”. Tại sao lại là “thùng chắc”, vì người ta bảo trăm sự cũng tại miệng, một lời đã nói ra không rút lại được. Trong các mối quan hệ, nếu với những người sẽ đồng hành, gắn bó với mình, họ không cần mình nói, còn với những người họ xét nét, thì nói chắc gì họ đã tin? Nên để “chắc” thì không “kêu to”, với quản trị doanh nghiệp cũng như vậy. Các nhân viên họ nhìn cách làm việc của sếp để nể hơn là chỉ nghe sếp nói mà không làm.

ceo-tran-manh-dat-1

CEO Trần Mạnh Đạt – Giám đốc Công ty Cổ phần D&D

Đúng là CEO D&D đã “làm” rất tốt. Tôi được biết hiện nay doanh nghiệp anh đã thi công hơn 5000 công trình, có hơn 400 nhân sự. Ngoài ra quy mô văn phòng 3000m2 và quy mô nhà xưởng lên tới 20.000m2. Rất nhiều con số đáng tự hào.

Cảm ơn bạn, sau 8 năm cả tập thể cùng tâm huyết và nỗ lực mới có được những kết quả đó. Chúng tôi cũng tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Vin Group, FPT, Red Sun, Golden Gate, Auchan (Pháp), V-Lotus Nhật Bản, Samsung, Sony, Lock & Lock, Jetstar …

Một tin vui nữa là đầu năm 2018, chuyến hàng nội thất đầu tiên mang thương hiệu D&D đã xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chúc mừng anh và D&D. Chúc D&D sẽ sớm đạt được mục tiêu trở thành doanh nghiệp đầu ngành về thiết kế, thi công nội ngoại thất và xây dựng cũng như trở thành thương hiệu hàng đầu về nội thất nhà ở và văn phòng tại Việt Nam và khu vực.

Thạch Ngọc

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Triết lý 'thùng chắc' trong quản trị doanh nghiệp

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc