top-banner-2

Thứ sáu, 06/10/2017, 11:34 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình – Áp lực của người kế nghiệp

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 06/10/2017, 11:34 GMT+7

Nhiều người cho rằng, những người kế nghiệp trong các doanh nghiệp gia đình là những “cậu ấm”, “cô chiêu” may mắn, sự nghiệp của họ vốn đã được thế hệ đi trước gầy dựng, họ chỉ cần “ngồi không” hưởng thành quả.

Tuy nhiên, trên thực tế người kế nghiệp trong doanh nghiệp gia đình là những người phải chịu một áp lực rất lớn. Không những phải vượt qua “cái bóng” của người đi trước mà họ còn phải giải quyết mâu thuẫn về văn hoá, tư duy, đường lối trong quá trình chuyển giao.

Một doanh nghiệp gia đình nếu được ví như một bức tranh thì người sáng lập sẽ là người chấp bút đầu tiên cho bức tranh đó. Họ là người mua giá vẽ, mua voan, mua bút, mua bột màu. Họ cũng là người nung nấu ý tưởng, thậm chí vẽ rồi xoá rất nhiều lần trước khi vẽ được những nét đầu tiên ưng ý. Do đó họ luôn có tâm lý kỳ vọng vào bức tranh thuộc sở hữu của mình sẽ trở thành một tác phẩm để đời.

Thế hệ đi sau là những người phải vẽ tiếp bức tranh mang ý tưởng, màu sắc đặc trưng của người sáng lập. Là đồng tác giả, vốn dĩ họ cũng mong muốn ghi lại được dấu ấn của cá nhân mình trong bức tranh chung đó. Tuy nhiên, việc phải hài hoà về ý tưởng, màu sắc, bố cục giữa hai thế hệ là điều không đơn giản.

Theo các chuyên gia, trên thực tế, nếu thế hệ đi trước khi gây dựng doanh nghiệp càng khó khăn, vất vả bao nhiêu thì áp lực kế thừa, phát huy sẽ đè lên vai những người đi sau càng nặng nề bấy nhiêu. Bởi trong trường hợp đó, thế hệ đi trước sẽ có sự kỳ vọng to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng lại lo sợ rủi ro nếu để người kế nhiệm có toàn quyền quyết định.

Chính vì vậy, họ sẽ tạo lập những “vòng kiểm soát” và tham gia sâu vào các quyết định của người kế nhiệm. Nhưng cùng với đó, họ vẫn kỳ vọng người kế nhiệm sẽ tạo được sự đột phá về doanh thu, về sự phát triển. Sự mâu thuẫn này nếu không giải quyết kịp thời sẽ tạo một áp lực tâm lý nặng nề khiến người kế nhiệm dễ cảm thấy nản chí.

ceo-nguyen-thi-thanh-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-2

CEO Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh

Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đưa vấn đề này vào chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Kế thừa và Niềm tin”. Chương trình phát sóng vào 10h sáng chủ nhật ngày 08/10/2017 trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Đảm nhiệm vai trò CEO để giải quyết vấn đề trong chương trình này là Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh.

Vấn đề của chương trình đưa ra là của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công và kinh doanh hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp đã có 20 năm phát triển và tăng trưởng thành công ở thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, doanh nghiệp vẫn duy trì mô hình doanh nghiệp gia đình với 100% sở hữu gia đình và đã chuyển giao quyền điều hành (vị trí CEO) từ người bố với vai trò sáng lập sang cho người con sau 3 năm làm trợ lý CEO.

Với tư tưởng đổi mới và đột phá, CEO quyết định trao quyền tự quyết rộng hơn cho những vị trí quản lý trẻ (phần nhiều là các thành viên gia đình thuộc thế hệ sau). Thế nhưng, sau khi được mở rộng thẩm quyền, một số vị trí quản lý nói trên đã đưa ra những quyết định gây tranh cãi như tổ chức lại hoạt động của bộ phận mình quản lý, thay đổi quy trình, cách làm việc và áp dụng một số ứng dụng thông tin thay cho cách làm truyền thống. Điều này đã có những động chạm đến các thành viên gia đình lâu năm và cũng gây ra nhiều tranh cãi trong các thành viên HĐQT.

Các thành viên HĐQT cho rằng: Cần phải có một cơ chế kiểm soát và can thiệp của các thành viên gia đình đã có kinh nghiệm điều hành trước đây. Bởi hầu hết các thành viên trong ban điều hành vẫn còn thiếu kinh nghiệm và chưa hiểu sâu sắc về cách thức điều hành doanh nghiệp gia đình.

Tuy nhiên CEO không đồng tình việc thành lập ban kiểm soát. Vì CEO cho rằng, các thành viên ban điều hành đều là con cháu trong gia đình, đều là những người được học hành, đào tạo bài bản và một số có kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành doanh nghiệp bên ngoài. Phần lớn các quyết định của ban điều hành đều được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng. Việc thiết lập ban kiểm soát sẽ khiến cho bộ máy điều hành và quản trị chồng chéo, rườm rà.

Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và hai cổ đông, nhiều khán giả trẻ đồng tình với CEO. Bạn LinhYN cho rằng: “Khi thế hệ đi trước đã giao quyền điều hành cho CEO thì không nên can thiệp quá sâu. Việc kiểm soát sẽ dễ gây tâm lý tiêu cực cho ban điều hành mới”

Tuy nhiên, đại diện cho những khán giả ủng hộ phía cổ đông, anh HungTran lại cho rằng: “CEO không nên phản đối việc thành lập ban kiểm soát gay gắt như vậy. Bởi việc này cũng coi như là sự hậu thuẫn, hỗ trợ, tư vấn từ những người sáng lập và có kinh nghiệm. Điều này hoàn toàn có lợi cho CEO.”

ceo-nguyen-thi-thanh-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-4

Nguyễn Thị Thanh tranh biện cùng hai cổ đông trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 với chủ đề : “Doanh nghiệp gia đình – Kế thừa và Niềm tin”

Có nên thành lập ban kiểm soát khi chuyển giao thế hệ? Lý lẽ của CEO hay cổ đông sẽ thuyết phục hơn? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Kế thừa và Niềm tin” vào 10h chủ nhật ngày 08/10/2017 để có câu trả lời.

 

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

PV

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp gia đình – Áp lực của người kế nghiệp

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc