9 bước để doanh nghiệp franchise thành công |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ tư, 20/09/2017, 15:05 GMT+7 | |
Một thương vụ franchise là một cuộc mua/bán “win – win” giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận nhượng quyền (franchise), cả hai bên đều có rất nhiều lợi ích khi tham gia. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn đặt câu hỏi: Cả hai bên tham gia franchise đều có nhiều lợi ích, tại sao các thương vụ thành công tại Việt Nam vẫn đếm trên đầu ngón tay? Các chuyên gia đã đưa vấn đề này ra phân tích trong chương trình CEO – Chìa khoá thành công. Nhượng quyền thương hiệu là những thương vụ luôn được đánh giá là hấp dẫn và đem lại lợi ích cho cả đôi bên về nhiều mặt từ tài chính, thương hiệu cho tới nhân lực, marketing … Về phía bên nhận nhượng quyền, việc mở một cửa hàng, một cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Bởi người quản lý mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và cần rất nhiều thời gian để có thể nắm bắt được đặc trưng của mặt hàng kinh doanh cũng như nhu cầu của khách. Khi tham gia vào franchise, bên nhận nhượng quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo các kinh nghiệm quản lý, bí quyết bán hàng, bí quyết thành công mà không cần phải trải qua giai đoạn xây dựng ban đầu. Franchise sẽ được sử dụng thương hiệu của franchisor. Phần lớn đây là những thương hiệu đã nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và ưa chuộng. Ngoài ra, bên nhận quyền thương hiệu sẽ được đối tác xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh, được mua nguyên liệu với các chính sách ưu đãi. Có thể so sánh doanh nghiệp Franchise giống như một thực khách đã được bày sẵn một mâm cỗ đầy đủ, hấp dẫn và ngon lành chỉ việc thưởng thức. Còn phía bên nhượng quyền thương hiệu, cái được đầu tiên của họ chính là vốn. Thông thường một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, vấn đề lo ngại nhất luôn là nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, thông qua franchise, doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động đầu tư nhưng lại bằng vốn của bên nhận nhượng quyền. Franchise chính là hình thức kinh doanh duy nhất khiến một thương hiệu có thể hiện diện ở khắp mọi nơi với hàng trăm, ngàn cửa hàng cả trong và ngoài nước một cách nhanh chóng nhất. Từ đó thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu, giúp hình ảnh sản phẩm in sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, thương hiệu càng mạnh, giá trị tài chính nó mang lại càng lớn, chi phí quảng bá càng giảm thiểu. Đây chính là lợi ích mà chủ của thương hiệu gốc nhận được. Nhượng quyền thương hiệu mang lại nhiều lợi ích như vậy, tại sao những thương vụ franchise tại Việt Nam lại không thành công? Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra trong chương trình CEO tuần trước với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Duy trì hay nhân rộng.” Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu sẽ trả lời câu hỏi tại sao đó trong tuần này và đưa ra các bước hành động để một doanh nghiệp có thể franchise thành công. Chương trình phát sóng vào 10h chủ nhật ngày 17/10/2017 trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.
CEO Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Pmax. Nhắc lại vấn đề của tuần trước, doanh nhân Nguyễn Văn Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Pmax) trong vai trò là CEO phải giải quyết vấn đề của Song Việt - một doanh nghiệp gia đình kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng đã trên 20 năm. Nhà hàng kinh doanh rất tốt nhờ có vị trí đắc địa, có một số công thức chế biến món ăn bí truyền cùng sự chuyên cần và tận tâm của cả gia đình. Thu nhập của nhà hàng tốt và ổn định đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư sang lĩnh vực bất động sản. Nhờ đó, hiện nay tài chính của doanh nghiệp ổn định và vững vàng. Người con lớn của gia đình sau khi tốt nghiệp thạc sỹ kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở nước ngoài về tham gia quản lý đã được giao trọng trách CEO. Sau một thời gian điều hành, CEO nhận thấy, mặc dù Song Việt đã có danh tiếng và uy tín lâu đời nhưng việc xây dựng, quy chuẩn thương hiệu và đăng ký thương hiệu lại hoàn toàn chưa được thực hiện. Tất cả chỉ đơn giản là biển hiệu và tên trên menu. Sau khi nghiên cứu đầy đủ, CEO đề xuất lên các thành viên HĐQT kế hoạch xây dựng, quy chuẩn hoá và đăng ký bản quyền hệ thống thương hiệu cùng mô hình kinh doanh của nhà hàng. Sau đó sẽ mở rộng kinh doanh theo hình thức phát triển chuỗi franchise. Tuy nhiên, khi đưa vấn đề này ra, các thành viên trong HĐQT phản đối và đưa ra tỷ lệ thành công của các thương vụ franchise tại Việt Nam là rất thấp. Để chắc chắn cho lý lẽ của mình, họ còn đưa ra các ví dụ nhượng quyền thương hiệu thất bại và cái giá phải trả cho các doanh nghiệp tham gia. Mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình nên kết thúc phần tranh biện, hai bên vẫn chưa có tiếng nói chung và phải nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia của chương trình. Hai chuyên gia tư vấn cho CEO trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình – duy trì hay nhân rộng.” Trong phần hỏi đáp với CEO, chuyên gia tư vấn Chiến lược Truyền thông và Thương hiệu Hoàng Hải Âu – Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group đưa CEO vào vị trí khách quan để nhìn lại chính mình và trả lời cho câu hỏi: “Tại sao CEO chưa thuyết phục được các cổ đông.” Với những cách đặt vấn đề sắc sảo và dí dỏm ông đã làm cho CEO vững vàng hơn với những lý lẽ của mình. Đồng hành với chuyên gia Hoàng Hải Âu, chuyên gia doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Saigon Books lại đưa ra một số ví dụ về các thương vụ franchise thất bại tại Việt Nam để cùng CEO phân tích và tìm ra nguyên nhân. Từ đó có góc nhìn rõ nét hơn về vấn đề của chính doanh nghiệp của mình. Đặc biệt hơn, trong phần kết luận, chuyên gia tư vấn Chiến lược Truyền thông và Thương hiệu Hoàng Hải Âu – Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group còn hệ thống hoá kiến thức và đưa ra 9 bước cụ thể để giúp một doanh nghiệp có thể franchise thành công. 9 bước đó ra sao? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – duy trì hay nhân rộng” vào 10h chủ nhật ngày 17/09/2017. Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.
PV *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|