Doanh nghiệp gia đình – Duy trì hay nhân rộng |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ sáu, 08/09/2017, 12:32 GMT+7 | |
Nhiều người quan niệm rằng, các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp không bao giờ bỏ lỡ các cơ hội. Khi thời cơ đầu tư, thời cơ mở rộng doanh nghiệp xuất hiện, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt để phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng đây là chuyện ngược lại với thực tế các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình. Trên thế giới, việc đầu tư, mở rộng doanh nghiệp và sau đó gặp thất bại không phải là câu chuyện hiếm gặp, thậm chí xảy ra với các doanh nghiệp có tầm cỡ. Colgate là thương hiệu có lịch sử 200 năm, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ răng miệng như kem đánh răng, bàn chải đánh răng, nước súc miệng. Năm 1982, Colgate nhận thấy thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại Mỹ đang trở nên rất hấp dẫn. Colgate quyết định cho ra mắt dòng sản phẩm mới có tên là Colgate’s Kitchen Entrees – thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn, để đánh trúng phân khúc thị trường béo bở lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Colgate đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề cho việc mở rộng thị trường này, các cửa hàng ngay sau đó phải đóng cửa do doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Colgate’s Kitchen Entrees trở thành sản phẩm kinh điển cho sự thất bại cay đắng của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Một hình ảnh của Colgate’s Kitchen Entrees Thất bại tương tự cũng xảy ra với Crest – sản phẩm kem đánh răng có fluor đầu tiên trên thế giới. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này đã đưa ra tới 52 phiên bản Crest khác nhau và làm hoa mắt người tiêu dùng. Việc mở rộng thị trường của hãng xe moto nổi tiếng Harley Davidson khi lấn sân sang lĩnh vực nước hoa, mỹ phẩm cũng gặp thất bại thảm hại. Chính những tấm gương lớn đó đã khiến các phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa e ngại khi có ý định mở rộng, phát triển. Đặc biệt tại Việt Nam, khi chỉ số sợ thất bại luôn ở mức cao. Theo khảo sát của dự án Global Entrepreneurship Monitor (GEM) năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai trong 70 nền kinh tế tham gia khảo sát về chỉ số sợ thất bại. Các chuyên gia khẳng định, việc bắt đầu một cái gì đó từ đầu đôi khi dễ dàng hơn phát triển thứ đã có sẵn. Do các doanh nghiệp sau khi đã quen thuộc với mô hình, doanh thu, quy mô sau nhiều năm phát triển, họ thường thích yên ổn và ngại thay đổi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp gia đình, đối tượng doanh nghiệp hay có tâm lý co cụm. Chính vì vậy, họ thường nhìn vào những ví dụ tiêu cực của các thương hiệu thất bại. Mặc dù trên thực tế có hàng loạt các doanh nghiệp nhân rộng và đã thành công như Mc Donald’s, Starburk, KFC… Tâm lý “sợ thất bại” này lâu dần sẽ trở thành thách thức khiến các doanh nghiệp Việt khó lớn mạnh. Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đưa vấn đề này để các doanh nhân cùng giải quyết trong chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Duy trì hay nhân rộng”. Chương trình phát sóng vào 10h sáng chủ nhật ngày 10/09/2017 trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Tham gia chương trình trong vai trò CEO là doanh nhân Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Pmax. CEO Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Pmax. Tình huống chương trình đưa ra là vấn đề của Song Việt - một doanh nghiệp gia đình kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng đã trên 20 năm. Nhà hàng kinh doanh rất tốt nhờ có vị trí đắc địa, có một số công thức chế biến món ăn bí truyền cùng sự chuyên cần và tận tâm của cả gia đình. Thu nhập của nhà hàng tốt và ổn định đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư sang lĩnh vực BĐS. Nhờ đó, hiện nay tài chính của doanh nghiệp ổn định và vững vàng. Người con lớn của gia đình sau khi tốt nghiệp thạc sỹ kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở nước ngoài về tham gia quản lý đã được giao trọng trách CEO. Sau một thời gian điều hành, CEO nhận thấy, mặc dù Song Việt đã có danh tiếng và uy tín lâu đời nhưng việc xây dựng, quy chuẩn thương hiệu và đăng ký thương hiệu lại hoàn toàn chưa được thực hiện. Tất cả chỉ đơn giản là biển hiệu và tên trên menu. Sau khi nghiên cứu đầy đủ, CEO đề xuất lên các thành viên HĐQT kế hoạch xây dựng, quy chuẩn hoá và đăng ký bản quyền hệ thống thương hiệu cùng mô hình kinh doanh của nhà hàng. Sau đó sẽ mở rộng kinh doanh theo hình thức phát triển chuỗi franchise. Tuy nhiên, khi đưa vấn đề này ra, các thành viên trong HĐQT phản đối, vì cho rằng: làm theo phương án của CEO quá rủi ro. Nhà hàng đang thành công không việc gì phải thay đổi. Hơn nữa, bảo hộ thương hiệu, mở rộng doanh nghiệp thì chi phí đầu tư tăng, thuế má nhiều, nhất là không có người tin cậy để trông nom, không cẩn thận tiền mất tật mang nên họ không đồng ý. Theo dõi trận tranh biện, khá nhiều bạn trẻ đứng về phía CEO. Trong đó bạn Ha_River có ý kiến rất sắc sảo: “Các cổ đông đang có tâm lý sợ thất bại, mặc dù Song Việt đang rất có tiềm năng để phát triển, mở rộng. Tầm nhìn của CEO rất thời đại và mang tầm chiến lược.” Bạn quanduong_123 là một trong số những bạn lại ủng hộ ý kiến của các cổ đông. Bạn cho rằng: “Ý tưởng của CEO thì tốt nhưng những luận điểm đưa ra là chưa thuyết phục. Kế hoạch nhượng quyền thương hiệu cần một chi phí rất lớn, nếu với lý lẽ còn mơ hồ như vậy thì HĐQT không thể đồng thuận được.” Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT như thế nào? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – duy trì hay nhân rộng” vào 10h chủ nhật ngày 10/09/2017. Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.
Nam Anh *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|