Pop Mart, công ty đồ chơi sưu tập Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với mức tăng trưởng cổ phiếu ấn tượng 368% trong năm 2024.
Vinamilk: Sức mạnh của 'người khổng lồ' với hàng loạt công nghệ mới
Sau cột mốc ra mắt logo mới, trong năm 2024, trung bình cứ 2 ngày Vinamilk lại tung ra một đổi mới...
Agribank trao an sinh xã hội và tặng quà Tết cho người nghèo, gia đình chính sách tỉnh Yên Bái
Bút bi Thiên Long thu về bình quân hơn 300 tỉ đồng mỗi tháng
Những dấu ấn giúp Viettel Global liên tiếp nhận bằng khen, huân chương cuối năm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Các sếp Phát Đạt muốn bán ra cổ phiếu, người thu nhập khủng nhất còn thoái sạch
Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc của Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát...
Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
Các tỷ phú giàu nhất Việt Nam 2024: Nhiều tỷ phú mới lộ diện trong năm 2024
Tài sản của những người giàu nhất thế giới 25 năm trước thay đổi thế nào?
Shark Lê Mỹ Nga: Khởi nghiệp khốc liệt, không dễ như tưởng tượng
Hà Nội sẽ trình diễn 2.025 drone chào đón năm mới 2025 tại hồ Tây
Hà Nội sẽ tổ chức màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone (thiết bị bay không người lái) kết...
Huế: Sôi động các hoạt động du lịch ngày đầu năm
Đà Nẵng và Hội An rộn ràng đón khách du lịch ngày đầu năm mới 2025
Nền kinh tế phục hồi tích cực với mức tăng GDP ước đạt 7,09%
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2024, GDP ước tính tăng 7,09% so với năm...
Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Bàn giải pháp thu hút nhân tài tái khởi động dự án điện hạt nhân
Để Cần Thơ trở thành thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại
Cải cách và chuyển đổi số trong ngành tài chính: Nền tảng cho quản lý hiện đại
Những cú swing vàng tại Laguna Lăng Cô: Khép lại giải golf doanh nhân mùa đông 2024 và vô địch các câu lạc bộ Tranh Cúp FGOLF miền Trung
Ngày 29 - 30 tháng 11 năm 2024 vừa qua, sân golf Laguna Lăng Cô đã trở thành tâm điểm của giới golfer...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
LocknLock trao hơn 800 triệu (1.222 sản phẩm gia dụng) cho cư dân Hà Giang - Hòa Bình
Tú Oanh bộc bạch khi con trai đóng phim giờ vàng bị chê 'xấu đau xấu đớn'
Trước việc con trai, Bùi Thạc Phong, bị chê xấu trai khi đóng phim "Không thời gian", Tú Oanh chia sẻ,...
Thanh Hương, Duy Hưng giành giải 'Diễn viên ấn tượng' tại VTV Awards 2024
Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng, Chi Pu lộng lẫy trong trang phục NTK Công Trí
Hành trình đầy ý nghĩa với những thí sinh cuộc thi Nét đẹp sinh viên OU 2025
'Cháy' với đại tiệc âm nhạc và pháo hoa tại Danko Countdown Party 2025
Da khô nẻ 'như da rắn' vào mùa đông, kiểm soát thế nào?
Tình trạng da khô, nứt nẻ vào mùa đông luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Những cơn gió...
4 tác dụng của việc uống nước cam hàng ngày
Thường xuyên ăn gấc bạn nhận được lợi ích gì?
Nhiều nhà đầu tư 'bỏ chạy' với dự án điện gió Việt Nam |
Thứ sáu, 11/07/2014, 11:13 GMT+7 |
Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào điện gió vì nghĩ rằng làm điện gió vừa dễ vừa lãi nhanh, mà “không hề hiểu biết gì về gió”. Mặt khác, sau khi đo gió thực tế tại vùng triển khai dự án thì chế độ gió lại không đạt. Vì vậy, trong số 48 dự án điện gió đã đăng ký triển khai, đến nay mới chỉ có 3 dự án đi vào hoạt động, còn lại hầu hết đang “bất động” hoặc nhà đầu tư bỏ cuộc. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo quy hoạch này, tổng công suất nguồn điện gió sẽ đạt 1.000 MW vào năm 2020 (chiếm 0,7% tổng lượng điện cả nước) và 6.200 MW vào năm 2030. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, mới có 3 dự án điện gió đã hoàn thành và đi vào hoạt động, với tổng công suất 52 MW. Hầu hết các dự án còn lại đều đang dừng lại ở mức “báo cáo đầu tư”. Tại nhiều dự án, chủ đầu tư đã bỏ đi... Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Lê Tuấn Phong đưa ra tại một hội thảo về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió ở Việt Nam, do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Tổng cục Năng lượng tổ chức ngày 10/7. Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào điện gió vì nghĩ rằng làm điện gió vừa dễ vừa lãi nhanh, mà “không hề hiểu biết gì về gió”. Tuy nhiên, sau khi đo gió thực tế tại vùng triển khai dự án thì chế độ gió lại không đạt, nên nhà đầu tư bỏ đi. Bị “chém gió” về điện gió Nhằm xác định những nguyên nhân cản trở phát triển điện gió, GIZ đã hỗ trợ Bộ Công Thương tiến hành một nghiên cứu. Chuyên gia của GIZ cho biết, trong quá trình nghiên cứu đã thu thập thông tin cơ sở về các dự án điện gió tại Việt Nam từ các bên liên quan, đồng thời phân tích lại khung chính sách và giá mua điện gió. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 UScent/kWh). Vào thời điểm đó, quyết định này là bước ngoặt quan trọng, tạo ra làn sóng ồ ạt xin đầu tư vào điện gió. Chỉ sau đó một năm, có tới 48 dự án điện gió đã đăng ký, với tổng công suất đăng ký 4.876 MW. Nhưng, như nghiên cứu của GIZ cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào điện gió vì nghĩ rằng làm điện gió vừa dễ vừa lãi nhanh, mà “không hề hiểu biết gì về gió”. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài khi có ý định đầu tư vào điện gió tại Việt Nam, thì thường được các nhà tư vấn “nói quá lên” về tiềm năng gió cũng như triển vọng của dự án. Tuy nhiên, sau khi đo gió thực tế tại vùng triển khai dự án thì chế độ gió lại không đạt, nên nhà đầu tư bỏ đi. Vào năm 2001, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Ngân hàng Thế giới (WB) từng công bố một nghiên cứu cho rằng, Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn, tương đương 513.360 MW, tức là gấp hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện năm 2020. Đó chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp cả nước ngoài lẫn trong nước từng “sốt nóng” với điện gió tại Việt Nam. Thế nhưng, sau quá trình khảo sát, mới biết thực tế tiềm năng điện gió của Việt Nam chỉ bằng chưa tới 2% so với dự tính của WB, và không phải vùng nào cũng xây được nhà máy điện gió. Nhà đầu tư lỗ nặng Nghiên cứu tại 3 dự án điện gió đang hoạt động cho thấy, chi phí xây dựng trung bình là 2 triệu USD cho 1 MW điện gió và chi phí vận hành hàng năm là 35.000 USD cho 1 MW điện gió. Như vậy, với giá bán cho EVN hiện nay là 7,8 UScent/kWh, tuy cao hơn so với giá điện tới tay người tiêu dùng, nhưng các nhà đầu tư điện gió vẫn lỗ nặng. Nghiên cứu của GIZ cũng chỉ ra rằng, hướng đi chưa đúng trong chiến lược phát triển điện gió tại Việt Nam là ưu tiên xây các nhà máy điện gió trên các vùng biển ven bờ. Xây trên biển thì không mất phí sử dụng đất, nhưng chi phí xây dựng cột điện gió từ dưới nước lên cao gấp nhiều lần. Bởi vậy, thực tế điện gió trên bờ sẽ thuận tiện hơn nhờ có cơ sở hạ tầng, nên chi phí sẽ rẻ hơn. GIZ kiến nghị, thay vì miễn tiền thuê mặt biển cho các nhà đầu tư điện gió theo chính sách hiện hành, nên ưu tiên cấp đất và miễn tiền thuê đất trên bờ ven biển cho các nhà đầu tư điện gió. Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ vay vốn hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn xây dựng điện gió. Theo tính toán, để đạt được 1 GW điện gió đến năm 2020, thì cần tổng mức đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD trong 6 năm. Với mức vốn vay trung bình chiếm 70%, tổng mức đầu tư này sẽ được chia thành: 630 triệu USD vốn chủ sở hữu và 1,47 tỷ USD vốn vay nợ. Bộ Tài chính cũng cần miễn thuế nhập khẩu tua bin, khi mức thuế hiện tại là 10% đã đẩy giá thành xây dựng lên cao. Về giá bán điện gió cho EVN, GIZ kiến nghị nâng giá lên 10,4 UScent/1 kWh. Theo Vneconomy
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|