top-banner-2

Thứ tư, 08/11/2017, 15:30 GMT+7

Apple kiến nghị bỏ nhiều thủ tục hành chính ở Việt Nam

Viết bởi Nam Anh   
Thứ tư, 08/11/2017, 15:30 GMT+7

Hãng công nghệ Apple đang gặp khó với hàng loạt thủ tục hành chính ở Việt Nam.

apple-viet-nam-vanhoadoanhnhan

Apple Việt Nam đã gửi kiến nghị bỏ quy định yêu cầu cấp phép đối với từng lô hàng nhập khẩu, kiến nghị liên quan giấy chứng nhận hợp quy, kiến nghị miễn giấy phép nhập khẩu thiết bị Apple Watch.

Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản tham gia ý kiến đối với đề xuất cải cách thủ tục hành chính của Công ty TNHH Apple Việt Nam. Do đó để tạo thuận lợi thương mại, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hoá của công ty, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng điện thoại di động theo quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT.

Về giấy chứng nhận hợp quy, dẫn quy định tại Khoản 2a, Điều 60 Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực từ ngày 1.1.2018 việc áp dụng biện pháp kỹ thuật yêu cầu bảo đảm nguyên tắc “công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại, Bộ Tài chính thống nhất với kiến nghị của Apple Việt Nam về việc thừa nhận kết quả chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận nước ngoài uy tín đã được quốc tế công nhận làm cơ sở đánh giá chất lượng hàng hoá trước khi nhập khẩu.

Về giấy phép nhập khẩu thiết bị Apple Watch, căn cứ Phụ lục I Danh mục thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu ban hành kèm Thông tư 18 thì thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz và có công suất từ 60mW trở lên, trong đó bao gồm mã số được phân loại cho sản phẩm đồng hồ Apple Watch của Apple Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Tài chính cho rằng trường hợp xác định chính xác công suất của sản phẩm đồng hồ Apple Watch dưới mức 60mW theo quy định không thuộc đối tượng phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và truyền thông.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính bày tỏ quan điểm, việc áp dụng giấy phép nhập khẩu quy định tại Thông tư 18 nêu trên cần được xem xét lại để làm rõ mục đích quản lý, đánh giá hiệu quả khi áp dụng. Trường hợp không cần thiết thì đề nghị bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu nêu trên và chỉ áp dụng việc quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu thông qua quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy hướng dẫn tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với nội dung tự khai báo.

Việt Nam hiện đang được xem là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Apple, khi các sản phẩm của của thương hiệu này liên tục "gây sốt" tại thị trường Việt Nam. Luôn nằm trong top các sản phẩm có giá cao nhất thị trường, nên thủ tục hành chính tại Việt Nam được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược khai thác dư địa thị trường bán lẻ hơn 100 tỉ USD của Việt Nam.

Công ty TNHH Apple Việt Nam chính thức được thành lập ngày 28.10.2015. Đại diện pháp luật của Apple Việt Nam là ông Gene Daniel Levoff - Phó chủ tịch của Apple Operations International (AOI). Theo giấy phép, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn các hàng hóa, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan Apple...

Tập đoàn Apple được thành lập năm 1976, là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính tại thung lũng Silicon ở San Francisco, California, Mỹ với 100.000 nhân viên trên toàn cầu. Hãng sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, đồng hồ thông minh Apple Watch... 

Theo Tuyết Nhung - motthegioi.vn - 06/11/2017


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Apple kiến nghị bỏ nhiều thủ tục hành chính ở Việt Nam

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc