top-banner-2

Thứ tư, 07/12/2016, 10:11 GMT+7

Tiếp sau sự nổi lên của hàng không giá rẻ sẽ là gì?

Viết bởi An An   
Thứ tư, 07/12/2016, 10:11 GMT+7

“Cuộc cách mạng mới” của hàng không giá rẻ đang làm thay đổi cục diện thị trường, chi phối, và “lập trình” lại thói quen và lựa chọn bay của không ít hành khách. Dẫu vậy, thành tích ấn tượng ban đầu này vẫn chưa phải là đoạn kết của câu chuyện hàng không. Toàn cảnh thị trường, một lần nữa, đang thay đổi nhanh chóng…

1-tiep-sau-hang-khong-gia-re

Từ chiến lược “bất ngờ” của hàng không giá rẻ…

Theo lộ trình thông thường, song song với ưu đãi giá thấp, các hãng sẽ bắt đầu đẩy mạnh tăng đội tàu bay, mở rộng đường bay. Nhưng những bước đi này chỉ là thuận theo lẽ tự nhiên trong ngành, chủ yếu nhằm tối ưu vận hành, chứ chưa tạo được sự chuyển biến bứt phá trong việc tìm và giữ chân khách hàng.

Trong bối cảnh đó, trước sức ép cạnh tranh, các hãng giá rẻ hiện đang thiên về ba hướng đi chính. Một là tạo liên minh vùng, tận dụng thế và lực của nhau nhằm “thả lưới” rộng hơn đến các đối tượng khách hàng, chẳng hạn như liên minh Qantas-Air Asia trước đây hay Value Alliance mới thành lập với sự góp mặt của 8 hãng giá rẻ quen mặt của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hai là đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật nhằm phân tích dữ liệu khách hàng để đưa ra dịch vụ khác biệt, như cách mà Ryanair (Ireland) và EasyJet (Anh) thực hiện nhằm tăng doanh thu ít nhất 13% cho năm 2016/2017.

Nếu như hai xu hướng trên đòi hỏi sự đầu tư lâu dài về nguồn lực, mang tầm nhìn trung và dài hạn, thì hướng đi thứ ba được nhiều hãng khai thác hơn: đẩy mạnh hợp tác chiến lược. Một mô hình độc đáo của xu hướng này là sự hậu thuẫn của hãng hàng không truyền thống dành cho “anh em” giá rẻ của mình. Điển hình như Germanwings, tân binh mới toanh của phân khúc giá rẻ đã nhanh chóng làm nên tên tuổi nhờ vào sự hỗ trợ của Lufthansa khi chinh phục các thị trường khó tính tại Châu Âu.

Việt Nam cũng có trường hợp tương tự giữa Jetstar Pacific và Vietnam Airlines (VNA). Ngoài việc thừa hưởng kinh nghiệm và nguồn lực của VNA về vận hành, nhân sự, và dịch vụ, Jetstar Pacific nhanh chóng tận dụng được nền tảng có sẵn của VNA với chiến lược thương hiệu kép. Cụ thể, thông qua codeshare (liên danh), Jetstar khai thác được nhiều chuyến bay hơn nhờ vào tần suất bay của VNA. Chẳng hạn như cả hai đã xây dựng và bổ sung đường bay trục giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tần suất 34 chuyến bay/chiều/ngày, nên gần như cứ 30 phút là có một chuyến bay. Ngoài ra, Jetstar còn hợp tác với VNA ở chương trình Bông sen vàng (Lotus miles), cho phép hội viên có thể tích lũy dặm bay, đổi vé thưởng khi bay với Jetstar Pacific dù là với giá vé rẻ siêu khuyến mãi 11.000 – điều mà trước nay không hãng giá rẻ nào làm được tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong những ví dụ điển hình của chiến lược được cho là khá đột phá của hàng không giá rẻ.

… đến bước đi đón đầu trong hợp tác ngoài ngành

Từ hợp tác chiến lược trong ngành, xu hướng thứ 3 được mở rộng dần ra ngoài ngành. Định hướng này được các hãng giá rẻ tại các thị trường mới nổi ưu ái vận dụng bởi nó nhanh chóng củng cố lực cạnh tranh cho các hãng trong cuộc chiến dài hơi.

Hợp tác giữa Jetstar Pacific & Payoo giúp khách hàng linh hoạt trong việc thanh toán khi mua vé máy bay.

Tại Việt Nam, Jetstar Pacific cũng có động thái tương tự khi chủ động bắt tay với một loạt đối tác tên tuổi trong những ngành hàng khác nhau như Big Xu Club với chương trình book vé Jetstar online để tích lũy điểm thưởng; kênh thanh toán Payoo cho phép khách hàng thanh toán online hoặc hệ thống cửa hàng tiện lợi; các thương hiệu thẻ tín dụng lớn như Citibank (tặng voucher khi mở thẻ tín dụng Cashback), JCB (hoàn tiền trực tiếp vào tài khoản và tặng iPhone 7 cho khách hàng có doanh số mua vé cao nhất mỗi tháng). Jetstar Pacific thậm chí còn đưa ra chương trình thẻ đồng thương hiệu Jetstar-Eximbank JCB như một cách khẳng định thương hiệu và mang lại ưu đãi khác biệt cho khách hàng của mình: check in riêng, ưu tiên mua vé trong trường hợp khẩn cấp, tích lũy điểm thưởng để nhận voucher Jetstar…

Dễ dàng nhận thấy cách Jetstar Pacific đặt các thượng đế của mình lên hàng đầu bằng cách tận dụng chiến lược “đại dương xanh”, thông qua hợp tác chiến lược để làm trọn vẹn và độc đáo hơn trải nghiệm của mỗi khách hàng. Qua đó, Jetstar lại ngày càng chiếm được nhiều thiện cảm và lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu của mình. Điều này càng được khẳng định khi Jetstar được Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và Mạng cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam vinh danh “Thương hiệu Tiêu biểu Hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương”, dự kiến sẽ là một trong những hãng tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

 Theo Tri Thức Trẻ

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tiếp sau sự nổi lên của hàng không giá rẻ sẽ là gì?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc