top-banner-2

Chủ nhật, 04/12/2016, 18:02 GMT+7

Nỗ lực cổ phần hóa của Doanh nghiệp gia đình

Viết bởi Lê Linh   
Chủ nhật, 04/12/2016, 18:02 GMT+7

Áp lực cạnh tranh, thiếu vốn để mở rộng rộng và phát triển là những nguyên nhân khiến nhiều Doanh nghiệp gia đình ở nước tại đang nghĩ đến chuyện cổ phần hóa.

Tuy nhiên, vốn là mô hình doanh nghiệp được ra đời bởi sự chung tay, góp sức của những người thân trong một gia đình, nên việc cổ phần hóa để gọi vốn bằng sự tham gia của những người ngoài là một điều không hề dễ dàng tạo được sự đồng thuận trong các DN này.

Trên thực tế, sự lo lắng khi DN gia đình bị suy thoái hay không phát triển thường là do sự hạn chế trong hệ thống quản trị và nhiều người lo ngại rằng mô hình này là cái “áo chật” cản trở sự lớn lên của công ty cũng như không thuận lợi trong việc đầu tư, hợp tác? Tuy nhiên, với những ưu điểm của công ty gia đình từ quyền sở hữu nằm trong tay một hoặc vài thành viên trong gia đình nên DN có xu hướng “cá nhân hóa”, thống nhất quyền lực vào tay người chủ gia đình. Quyền lực này cho phép DN có thể thực thi một tầm nhìn dài hạn, tập trung đầu tư tạo ra những ưu thế cạnh tranh dài hạn mà những công ty chỉ chạy theo kết quả ngắn hạn trên thị trường chứng khoán không thể đạt được. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế khó khăn công ty gia đình vẫn “dư sức” hoạt động tốt nếu biết khắc chế những điểm yếu và tận dụng những điểm mạnh của mô hình quản trị công ty theo kiểu gia đình. Khi rơi vào tình thế khó khăn, các thành viên trong dòng họ đoàn kết, trung thành với mục tiêu của DN chính là sức mạnh vượt qua tâm bão của thị trường.

Theo bà Tô Hồng Trang – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld Corporation - DGW) cho rằng: “Điểm quan trọng để quản trị một công ty gia đình là phân quyền tốt. Với mô hình công ty gia đình, khi ra một quyết định hay chớp lấy cơ hội kinh doanh sẽ tạo được sự đồng thuận cao. Trở lực trong việc chuyển giao công ty là do người đứng đầu công ty không phân quyền tốt, cách quản lý bị chi phối bởi tình cảm. Để hạn chế những điểm yếu này, tất cả những quyết định đưa ra từ cấp cao nhất đều phải minh bạch và rõ ràng. Từ quản lý cấp cao, cấp trung đến nhân viên được phân quyền và trao quyền một cách rõ ràng. Tránh việc sếp ôm việc và đan xen yếu tố tình cảm vào công việc”.

Để khắc phục được những điểm yếu thì nhiều DN gia đình vẫn luôn trăn trở có nên chuyển đổi mô hình quản trị từ gia đình sang cổ phần để kêu gọi đầu tư, giảm thiểu áp lực cạnh tranh và sự e ngại của nhiều đối tác. Và nếu giữ nguyên mô hình gia đình thì làm thế nào để phát huy sức mạnh từ mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng gia đình? Làm sao để cân bằng giữa vai trò gia đình và năng lực đóng góp từ bên ngoài? Và để kiến tạo một doanh nghiệp gia đình thành cơ nghiệp vững bền, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập đòi hỏi sự thay đổi, hiện đại hóa và tái cấu trúc liên tục? Để trả lời những câu hỏi trên, chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 đã đưa lên sóng chủ đề: “Tái cấu trúc hệ thống – Gia đình hay cổ phần” vào ngày 4/12 tới đây để chuyên gia bàn bạc, mổ xẻ và đưa ra giải pháp cho DN gia đình.

ceo-bai-24vndaily

Bà Trần Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần BES Việt Nam đang được sự tư vấn của hai chuyên gia trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1

Theo đó, chương trình đề cập vấn đề của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập và phân phối nguyên vật liệu cho ngành in, chủ yếu là giấy. Cách đây hơn 10 năm, công ty được ra đời nhờ vào sự chung tay và góp sức của những người anh, em, họ hàng trong một gia đình. Việc kinh doanh thuận lợi, số lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng, đòi hỏi phải đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị… Lúc này, doanh nghiệp nhận thấy khả năng tài chính có hạn sẽ cản trở công ty thực hiện tham vọng đưa công ty phát triển và có những bước đột phá. Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp. Theo đó, các cổ đông cho rằng: “Công ty cần phải chuyển đổi từ mô hình gia đình sang cổ phần (đại chúng) để gọi vốn. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện có một số đối tác đã sẵn sàng bàn chuyện hợp tác. Nhưng họ đều e ngại vì công ty hoạt động theo mô hình gia đình. Do đó, công ty cần chuyển đổi mô hình để kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác”. Tuy nhiên, trái ngược với ý kiến của các cổ đông, CEO cho rằng: “Nếu chuyển đổi thì thứ nhất sẽ làm giảm tỉ lệ sở hữu của CEO và các cổ đông, sự kiểm soát và mức chia sẻ lợi nhuận của cả hai trong công ty sẽ giảm.

Thứ 2 là phải tiến hành tái cấu trúc bộ máy nhân sự từ trên xuống dưới, tăng nhân viên, phân chia trách nhiệm. Thứ ba là tăng quy mô sản xuất, phát triển và kéo theo hàng loạt vấn đề”. Nêu lên quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Quốc Việt – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô cho rằng: “Đầu tiên, chính bản thân công ty phải hoàn thiện bản thân mình, thay đổi để tạo nên một hướng phát triển mới, thích ứng với thị trường mới. Việc thay đổi được tâm thế của nhà lãnh đạo trong công ty, chính là người trong gia đình mình còn khó hơn vấn đề tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Để huy động được vốn thì công ty phải quản trị bài bản và cho thấy nội tại đang thực sự phát triển. Vì vậy, CEO cần phải dựa vào sự phát triển hiện tại để tiên quyết yêu cầu sự thay đổi từ mọi phía”.

Tiếp nối quan điểm trên, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái chia sẻ: “Muốn giữ được công ty gia đình phải tạo ra một công ty mẹ để quản trị ở phía trên là của 100% cổ phần của gia đình. Sau đó, mở công ty con phân chia ngành nghề và liên doanh, liên kết với những đối tác khác cho dù những công ty đó bản thân mình chỉ chiếm tỉ lệ cổ phần ít. Và đó là cách giữ công ty gia đình, vẫn giữ được truyền thống cha truyền con nối”. Những ý kiến tư vấn của các chuyên gia đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả.

Trong chương trình tuần sau, phát sóng ngày 11/12/2016 vào lúc 10h sáng Chủ nhật, chương trình CEO-Chìa khóa thành công được tài trợ bởi nhãn hàng OTIV sẽ lên sóng với chủ đề “Mua bán và sáp nhập – Đa dạng hay tập trung”. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. " data-mce-href="mailto: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. "> Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc hoặc đường dây hỗ trợ doanh nghiệp: 098.148.6868.

Việt Chinh

*Nội dung được thực hiện bởi hoạt động kinh doanh của Trường Sơn Media theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nỗ lực cổ phần hóa của Doanh nghiệp gia đình

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc