top-banner-2

Thứ hai, 01/04/2013, 11:01 GMT+7

Sáp nhập DN trong khủng hoảng: 1 + 1 = ?

Thứ hai, 01/04/2013, 11:01 GMT+7

Trong toán học, 1 + 1 chỉ có thể bằng 2. Nhưng trong sáp nhập DN, 1 + 1 có thể bằng 2, có thể lớn hơn 2 nhưng cũng có thể bằng 0, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng khoét sâu như hiện nay.

Phần lớn các thương vụ sáp nhập không thành công đều vì nguyên nhân chủ yếu là nội bộ hai bên sáp nhập không hòa hợp về quan điểm.

Theo nhiều chuyên gia, 50% các thương vụ sáp nhập nhận được con số “0” là do xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hậu sáp nhập. Trong đó, các vấn đề liên quan đến nhân sự chiếm phần lớn.

Thách thức con người

Với những DN đã trải qua sáp nhập đều cho chung một khẳng định: “Thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt trong sáp nhập chính là các vấn đề liên quan đến con người”. Nghiên cứu của Ernst & Young cũng cho thấy, 80% các thương vụ M&A đã không mang lại kết quả mong muốn. Trong đó, 75% thương vụ hoàn toàn thất bại và nguyên nhân chủ yếu là do không xử lý được các vấn đề phát sinh liên quan đến nguồn nhân lực. Trong đó nổi lên các vấn đề chính yếu như: nội bộ hai bên sáp nhập không hòa hợp về quan điểm điều hành và vận hành. Như trường hợp sáp nhập giữa Công ty Bình Thiên An và Công ty CP Descon là một điển hình. Sau sáp nhập, các nhân sự chủ chốt của Descon như CEO, kế toán trưởng, các thành viên HĐQT liên tục bị thay thế trong khoảng thời gian ngắn. Bức tranh quản trị hậu sáp nhập trở nên ngày càng phức tạp khi xung đột giữa hai nhóm lợi ích gây ra những xáo trộn lớn trong hoạt động kinh doanh của Descon. Hậu quả là Descon phải hủy niêm yết trên sàn HoSE. Một số DN khác sau sáp nhập lại gặp phải tình cảnh các nhân sự chủ chốt, nắm những đầu mối quan trọng về khách hàng, đối tác, bí quyết sản xuất, kinh doanh lần lượt ra đi. Không chỉ ra đi 1- 2 người mà có trường hợp còn kéo nguyên cả bộ khung nhân sự của DN bị sáp nhập cùng đi. Hậu quả là sáp nhập để lớn mạnh, để tăng trưởng thì nay DN có nguy cơ mất trắng, vụ sáp nhập chỉ được “phần xác” mà không có “phần hồn”. Thậm chí còn gây ảnh hưởng và làm xáo trộn đến hoạt động chính của DN. Theo Phó TGĐ Tập đoàn Kinh đô thì vấn đề mấu chốt hậu M&A nằm chính ở khâu chuẩn bị trước khi mua bán và sáp nhập. Nghĩa là từ trước khi ký hợp đồng, DN phải chuẩn bị và lên kế hoạch ngay từ giai đoạn xem xét đối với công ty sắp sáp nhập; phải hoạch định cụ thể kế hoạch hậu sáp nhập làm những việc gì. Quan trọng hơn nữa, vấn đề nhân sự giữ lại hậu sáp nhập phải được đưa vào hợp đồng. Còn các doanh nhân, trong chương trình Chìa khóa thành công – CEO phát sóng vào lúc 10h00 sáng chủ nhật ngày 24/3/2013 với chủ đề “Nhân sự thời khủng hoảng – Nhân sự sau sáp nhập”cũng có những quan điểm riêng của mình. 

Tính độc lập sau sáp nhập

Theo CEO của chương trình thì DN nên biến Cty bị sáp nhập thành Cty con và cho hoạt động độc lập. Bên cạnh đó, cần phải bổ nhiệm thêm vai trò và trách nhiệm cho Giám đốc điều hành của Cty bị sáp nhập để giữ anh ta ở lại.  Với ý kiến này của CEO, HĐQT của chương trình cho rằng điều quan trọng nhất của vấn đề là CEO cần xác định được vị thế của Cty là bên đi mua để đưa ra những giải pháp chủ động hơn. Do đó, HĐQT đưa ra những góp ý rất quan trọng với CEO đó là trước hết cần hoạch định và có chiến lược nhân sự sau sáp nhập rõ ràng và phù hợp. Thứ hai, xác định được danh sách những nhân sự chủ chốt cần giữ lại và có các phương pháp nhân sự dự phòng nếu các nhân sự sau sáp nhập vẫn quyết ra đi. Thứ ba, CEO phải quản trị thông tin tốt hơn trong thương vụ mua bán và sáp nhập này. Đồng thời, nên truyền thông rõ ràng về chiến lược phát triển của công ty sau sáp nhập để các nhân sự chủ chốt thấy được tương lai và lộ trình phát triển của họ.

 Theo dddn.com.vn

 

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Sáp nhập DN trong khủng hoảng: 1 + 1 = ?

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc