top-banner-2

Chủ nhật, 10/03/2013, 09:50 GMT+7

Công ty “tỷ đô” không có sếp

Viết bởi Thiên Bình   
Chủ nhật, 10/03/2013, 09:50 GMT+7

Valve - một công ty không có sếp, không có bộ phận quản lý, phòng nhân sự...

Công ty “tỷ đô” không có sếpMột chiếc bàn làm việc di động ở Valve - Nguồn: WSJ.

Valve - một công ty không có sếp, không có bộ phận quản lý, phòng nhân sự. Tất cả vấn đề tiền thưởng, tuyển dụng và sa thải đều được quyết định thông qua sự đồng thuận giữa các thành viên.

Một điều đặc biệt nữa là công ty này hứa hẹn sẽ trở thành một trong những công ty thành công nhất trong lĩnh vực hoạt động tương ứng. Đây hoàn toàn không phải là chuyện đùa mà là câu chuyện có thật về công ty phát triển và xuất bản trò chơi video có tên Valve.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng trước với tờ Library of Economics and Liberty, cựu chuyên gia kinh tế của Valve là ông Yanis Varoufakis đã miêu tả mô hình quản lý phẳng của công ty có trụ sở ở Seatle, Mỹ, với 400 nhân viên này. Theo đánh giá của giới phân tích, giá trị của Valve có thể đạt mức 4 tỷ USD.

“Khía cạnh bất ngờ nhất ở Valve là hoàn toàn không có một vị sếp nào”, ông Varoufakis nói. Sau khi làm việc cho Valve một thời gian, chuyên gia này hiện đã chuyển tới công tác ở Đại học Athens, Hy Lạp.

“Công ty này không có hệ thống cấp bậc mà thay vào đó, dựa trên thứ mà một số thành viên giải thích với tôi là các nguyên tắc của chủ nghĩa công đoàn không thứ bậc. Về cơ bản, đó là sự cộng tác của các nhân viên trong công ty với nhau”, ông Varoufakis nói.

Chủ nghĩa công đoàn không thứ bậc (anarcho-syndicalism) là một học thuyết kinh tế có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 19 về một dạng quản trị trong đó những nhóm công nhân tự tổ chức làm việc cùng nhau để trực tiếp đạt tới những mục đích đề ra.

Ở Valve, môt hình này được áp dụng như sau: Sau khi một ủy ban do các nhân viên trong công ty tự tổ chức ra thuê một nhân viên mới, nhân viên đó được quyền tự do tham gia hay di chuyển trong số rất nhiều dự án của công ty. Công cụ tìm kiếm Google tự hào vì cho nhân viên tự do trong 20% thời gian ở công sở, thì ở Valve, tỷ lệ thời gian tự do là 100%.

 “Sự di động bên trong công ty là một tài sản lớn, mọi người đều nhận thức được điều đó. Bàn làm việc của mọi nhân viên đều được lắp bánh xe, và chỉ có 2 ổ cắm cần phải rút ra để một nhân viên di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác”, ông Varoufakis cho biết.

Chuyên gia này nói thêm rằng, việc tuyển dụng và sa thải ở Valve đều có thể được thực hiện dựa trên những cơ sở rất đơn giản, chẳng hạn như một cuộc thảo luận giữa hai nhân viên bên ngoài hành lang. Còn vấn đề tiền thưởng, đôi khi lớn gấp 10 lần lương cơ bản của một nhân viên, đều do các đồng nghiệp bàn bạc, xem xét.

Nhiều người cho rằng, mô hình không cấp bậc này có thể dẫn tới sự lạm dụng, nhưng ông Varoufakis nói, mối lo này chưa trở thành một vấn đề đối với Valve.

 “Điều quan trọng là cần phải hiểu rằng, nhưng công ty dựa trên sự đồng thuận như vậy phụ thuộc nhiều vào những cá nhân thực sự tin tưởng vào các quy tắc xã hội điều chỉnh sự tồn tại của họ. Những công ty kiểu này không thể có những con người cố tạo ra xung quanh họ một tấm màn để che giấu sự thật là họ không giỏi trong công việc được giao. Tất cả mọi người đều phải được lựa chọn kỹ càng để hoàn thành xuất sắc công việc”, ông Varoufakis phát biểu.

Valve được thành lập vào năm 1996 bởi hai cựu kỹ sư phần mềm của Microsoft là Gabe Newell và Mike Harrington. “Cỗ máy in tiền” của Valve là nền tảng Steam dành cho các trò chơi video. Theo ông Varoufakis, 70% số trò chơi video được bán thông qua nền tảng có 55 triệu người sử dụng toàn cầu này. Steam tạo doanh thu hàng năm khoảng 1 tỷ USD.

(Theo VnEconomy)

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Công ty “tỷ đô” không có sếp

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc