Tranh chấp kinh doanh: Nên hòa giải hay kiện tụng? |
Thứ bảy, 03/08/2013, 09:02 GMT+7 |
Tranh chấp pháp lý rất tốn kém, mất thời gian, mất tình cảm và hoàn toàn bất lợi cho việc kinh doanh. Ảnh minh họa Tranh chấp trong kinh doanh là một “căn bệnh”. Nếu nhẹ, dù bạn vượt qua được thì nó vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty và kéo uy tín của bạn xuống. Nếu nghiêm trọng, nó có thể phá hủy toàn bộ doanh nghiệp. Thế nhưng, cũng giống như các triệu chứng cảm cúm, nhức đầu là một phần tất yếu của con người, tranh chấp kinh doanh cũng là một phần tất yếu trong kinh doanh. Học cách để giải quyết và quản lý một cách hiệu quả các tranh chấp phát sinh là điều rất quan trọng cho sự thành công trên thương trường. Đàm phán, hòa giải và kiện tụng là ba “nấc thang” để giải quyết xung đột. Như bất kỳ một công cụ nào cũng đều có đúng sai và cách sử dụng hợp lý. Kiện tụng: Đây là phương pháp “bất đắc dĩ” nhất bởi nó vừa tốn kém về tiền bạc, thời gian, đồng thời không mang lại hiệu quả cao bởi bạn sẽ mất quyền kiểm soát đối với vụ việc. Đàm phán: Là phương pháp được các doanh nghiệp lựa chọn đầu tiên, tuy nhiên nó đòi hỏi phải được sự đồng ý của các bên, và một khi có bế tắc từ bất kỳ phía nào thì cũng có nghĩa là việc đàm phán thất bại. Hòa giải: Là trung gian giữa đàm phán và kiện tụng. Trong hòa giải, một bên thứ ba sẽ tạo điều kiện cho các bên xảy ra tranh chấp đàm phán. Hòa giải viên sẽ khéo léo cân bằng cảm xúc, tăng tính hợp lý, giúp đưa ra các giải pháp mà đôi bên cùng có lợi... để các bên tranh chấp có thể thỏa hiệp. 4 suy nghĩ khiến nhiều chủ doanh nghiệp không đạt được hòa giải: 1. Hòa giải không mang lại hiệu quả và lãng phí thời gian cũng như tiền bạc. Nếu doanh nghiệp luôn có suy nghĩ tiêu cực này thì chắc chắn cuộc hòa giải đã thất bại ngay từ đầu. Theo thống kê, có tới 85% các cuộc hòa giải thành công. 2. Hòa giải là dấu hiệu của sự yếu đuối Khi bạn đề nghị hòa giải có nghĩa là bạn đã gửi đi một thông điệp sẵn sàng thỏa hiệp. Điều đó không có nghĩa là dấu hiệu của sự yếu đuối. Nếu diễn đạt một cách thích hợp thì đề nghị hòa giải được coi như một hành động mạnh mẽ, biết tiến lui đúng mực và chứng minh bạn là một người không hề hấp tấp vội vàng trong vấn đề này. 3. Phía bên kia sẽ không đồng ý hòa giải Nhiều bên không xem xét hòa giải bởi họ cảm nhận được phía bên kia không hợp lý, không khoan nhượng và không có khả năng giải quyết. Vì vậy, hòa giải viên phải có kỹ năng nắm bắt được trạng thái, tâm lý doanh nghiệp để đưa ra phương pháp giải quyết ổn thỏa. 4. Luật sư của bạn đề nghị không hòa giải Nếu luật sư của bạn không thể giúp bạn giải quyết được sự việc thông qua đàm phán thì bạn nên nghĩ đến việc tìm kiếm một ý kiến khác từ một luật sư có kinh nghiệm trong việc hòa giải tranh chấp kinh doanh. Một điều quan trọng là tên tuổi của các luật sư kinh tế nổi tiếng thường được biết đến với khả năng thắng kiện chứ không nhất thiết là khả năng đàm phán hay thỏa hiệp. Nếu bạn cần khởi kiện, hãy thuê một luật sư tranh tụng hàng đầu. Chủ doanh nghiệp cũng cần phải có lập trường và sự tỉnh táo. Hầu hết các luật sư có ý tốt nhưng cũng có một số người có động cơ xấu hoặc đưa ra những lời khuyên mang tính thiếu thực tế. 4 yếu tố giúp bạn củng cố niềm tin vào việc hòa giải sẽ giải quyết được tranh chấp mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. 1. Vấn đề đang tranh chấp xứng đáng để bạn đầu tư thời gian, sức lực và tiền bạc để giải quyết Một khi đã “gặp nhau ở tòa” thì chi phí bỏ ra là không nhỏ, tốn kém hơn phương pháp sử dụng trung gian rất nhiều. Nhiều chủ doanh nghiệp đã không làm chủ được lý trí và cảm xúc, nên đã dành quá nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc cho các tranh chấp nhỏ, không có giá trị lợi tức để đầu tư giải quyết. 2. Hãy sử dụng tất cả kỹ năng để đàm phán trực tiếp trước khi nhờ bên thứ ba hòa giải Đàm phán trực tiếp thường là lựa chọn đầu tiên và cũng là tốt nhất để giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tận dụng được tối đa “vốn đàm phán” của bạn, cắt giảm cảm xúc càng nhiều càng tốt và tập trung vào những gì bạn cần để đạt được thỏa thuận về vấn đề này. Bạn nên tham khảo ý kiến của các luật sư hoặc người có kỹ năng đàm phán để giúp bạn chuẩn bị tốt cho cuộc “đối đầu trong hòa bình”. 3. Thỏa hiệp là vì lợi ích tốt nhất của mỗi bên Khi bạn tin vào đàm phán, rất có thành ý trên bàn đàm phán và đã làm hết khả năng mà vẫn không đạt được thỏa hiệp thì chính là lúc bạn và phía bên kia cần có quyết định dứt khoát từ một trọng tài, thẩm phán hoặc ban giám khảo để phân định ai thắng ai thua. 4. Hòa giải là một lựa chọn tốt Đôi khi hòa giải không đem đến cho bạn lợi ích thực sự và nếu trong trường hợp như vậy thì hãy tin rằng vụ việc này sẽ không làm lãng phí thời gian, tiền bạc của bạn nữa. Hãy làm một biểu độ liệt kê các ưu, nhược điểm của các phương pháp dùng để giải quyết tranh chấp, nếu đem vụ việc ra để đàm phán, hòa giải, kiện tụng... bạn sẽ được và mất những gì? Hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm đúng phương pháp để giải quyết những tranh chấp kinh doanh để làm hài lòng đối tác và cả nhân viên của bạn đồng thời đem lại lợi ích thực tế cho công ty. Theo Trí Thức Trẻ/Freeenterprise Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|