top-banner-2

Thứ hai, 08/07/2013, 08:36 GMT+7

Thất nghiệp - phần nổi của tảng băng chìm

Thứ hai, 08/07/2013, 08:36 GMT+7

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó phải kể đến vấn nạn thất nghiệp. Điều đáng nói, tỉ lệ thất nghiệp phản ánh “bất ổn” ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

alt

Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động tuy có khả năng lao động và có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng lại không tìm được công việc phù hợp với mình. Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến DN. “Tại VN, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới thế hệ người lao động năng động và trẻ nhất” - Giám đốc ILO VN Gyorgy Sziraczki nhận định. Theo đánh giá của ông Gyorgy Sziraczki, thất nghiệp trẻ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Vấn nạn toàn cầu

Trước hết, phải nói rằng bất kỳ một quốc gia nào, vào bất cứ thời điểm nào, đều có tình trạng thất nghiệp, kể cả khi nền kinh tế của quốc gia đó đang trong tình trạng khỏe mạnh. Đó là do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp với mong muốn và trình độ của mình. Thất nghiệp cũng có thể xảy ra khi có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của một nước, khiến cho một số ngành nghề bị thu hẹp trong khi một số khác lại mở rộng. Và để có thể chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác, cần phải có thời gian để đào tạo lại nhân lực cho phù hợp với công việc mới. Hoặc khi có biến động trong nền kinh tế cũng là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp. Suy thoái kinh tế buộc các hãng kinh doanh phải cắt giảm sản xuất và sa thải bớt nhân công. Từ đó khiến cho tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Thêm vào đó, việc mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu hấp thụ thực tế của các DN khiến cho cung và cầu lao động  ở một số ngành mất cân bằng. Tất cả các nguyên nhân kể trên đều góp phần gây ra tình trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp là vấn đề xã hội mà bất cứ quốc gia nào, tại bất cứ thời điểm nào cũng phải trải qua và nó gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thất nghiệp gây lãng phí về nguồn nhân lực, khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, nó cũng góp phần gây nên thâm hụt ngân sách nhà nước do trợ cấp thất nghiệp gia tăng trong khi nguồn thu từ thuế thì giảm và gia tăng các tệ nạn xã hội. Những người không có việc làm thường rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng, tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, có thể thấy, thất nghiệp là một vấn đề vô cùng nan giải. Thất nghiệp tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, từ những cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Nhật cho đến những quốc gia đang phát triển. Điểm khác nhau ở đây chỉ là tỉ lệ thất nghiệp cao hay thấp và phương pháp giải quyết vấn đề này ở từng nước như thế nào.

Trong hai năm 2008-2009, kinh tế Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. tỉ lệ thất nghiệp lên cao đến mức kỷ lục (trên 9,5%) kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, có tháng còn lên đến 10%. Trong và sau cuộc khủng hoảng này, nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới đã đánh mất 8,8 triệu việc làm và chỉ tạo thêm được 4 triệu việc làm (tương đương 46% số việc làm đã mất) khi quá trình phục hồi bắt đầu. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hồi phục nhất định. GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở quốc gia này có xu hướng giảm dần, mới đây xuống còn 7,7% vào tháng 11 năm 2012. Điều đó chủ yếu là do các DN thuê thêm lao động bán thời gian và chính sách cắt giảm thuế của chính phủ Mỹ.

Cũng phải hứng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, nước Nhật đã chứng kiến sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp lên mức trên 5% trong năm 2009 và tỉ lệ này tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm tiếp theo. tỉ lệ thất nghiệp tăng cao kéo theo sự gia tăng trong số người tử tự ở đất nước “Mặt trời mọc”. Theo báo cáo thường niên của Phòng Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trong năm 2009, xảy ra 32.845 vụ tử tự mà nguyên nhân là do không có việc làm hoặc mất việc, tăng 1,85% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản trong năm 2012 đã chuyển biến theo hướng tích cực, giảm xuống còn 4,1% trong tháng 7. Điều này có được là do nền kinh tế của quốc gia này đang trên đà phục hồi, đồng thời các chính sách hỗ trợ đào tạo lại nguồn nhân lực cũng giúp cho những người mất việc nhanh chóng tìm được công việc mới.

alt

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng

Những nguyên nhân riêng có của VN

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, VN cũng đang phải đương đầu với vấn đề thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng. tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đã tăng từ 2,22% trong năm 2011 lên 2,29% trong 6 tháng đầu năm 2012. Chính vì vậy, việc làm và thất nghiệp đã và đang là vần đề xã hội cấp thiết đối với nước ta. Thực tế ở VN, thất nghiệp xuất hiện chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất : mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu thực tế.

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học không dễ gì kiếm được một công việc phù hợp. tỉ lệ cử nhân thất nghiệp còn ở mức khá cao. Rất nhiều sinh viên ra trường làm việc trái ngành nghề mình được đào tạo. Trong khi đó, việc các DN phải đào tạo lại nhân lực là khá phổ biến. Theo kết quả của cuộc khảo sát việc làm trên gần 3.000 sinh viên do trường Đại học KHXH-NV và dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxembourg của Đức tiến hành, có đến 42% sinh viên không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27 % không kiếm được việc làm do ngành học không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và có đến 18 % số sinh viên được hỏi cho biết họ bị từ chối là do nhà tuyển dụng không biết ngành học của họ là gì. Có thể thấy, các cử nhân hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình một công việc phù hợp với nhu cầu và ngành nghề đào tạo của mình.

Còn đối với những bạn trẻ đã kiếm được việc làm thì hiện tượng “nhảy việc” cũng không hiếm. Ngoài lý do để có được cơ hội thăng tiến cao hơn và môi trường làm việc phù hợp hơn thì rất nhiều nhân viên quyết định bỏ việc và đi tìm một công việc khác là do thu nhập không đáp ứng được nhu cầu sống.

Thứ hai : do chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên và đi kèm với đó là diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng co lại. Thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn trong khi ruộng đất canh tác lại bị thu hẹp khiến cho đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải rời làng quê để gia nhập đội quân thất nghiệp ở các thành phố lớn, tìm kiếm việc làm mưu sinh. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất đã và đang là một vấn đề cần được các cấp chính quyền lưu tâm xem xét.

Thứ ba : do tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số DN.

Sai lầm trong chiến lược kinh doanh sẽ đẩy các DN vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Và tái cấu trúc có lẽ phương án đầu tiên mà người ta nghĩ đến nhằm đưa công ty thoát khỏi tình trạng nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, tái cơ cấu DN lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Trường hợp của tập đoàn Mai Linh là một ví dụ. Sai lầm trong chiến lược kinh doanh và cấu trúc hoạt động đã đẩy tập đoàn này vào tình trạng thua lỗ, nợ các cá nhân lên đến 500 triệu đồng. Và để có thể thanh toán khoản tiền này, tập đoàn Mai Linh dự kiến phải bán 3.000 xe taxi. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 6.000 lao động sẽ thất nghiệp.

Giải pháp dài hơi

Để có thể giải quyết và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thất nghiệp lên nền kinh tế và đời sống xã hội, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN, tính toán rằng các DN đang hoạt động đều phải giảm công suất ít nhất 30%, điều này cho thấy tỉ lệ thất nghiệp cũng ở mức tương ứng 30%.

Trước hết, nên có sự đổi mới phương pháp đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời cung cấp cho sinh viên không chỉ kiến thức mà còn là các kỹ năng thiết yếu cho công việc tương lai của mình. Thêm vào đó, nên xem xét lại chỉ tiêu tuyển sinh ở bậc cao đẳng - đại học sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao khả năng dự báo về nhu cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế nói chung và mỗi ngành nghề nói riêng để các học sinh, sinh viên có lựa chọn phù hợp. Ngược lại, sinh viên cũng phải xác định một mục tiêu rõ ràng cho tương lai, hoạch định cho bản thân một kế hoạch học tập cụ thể để có thể tích lũy được những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời, giới trẻ nên có một cái nhìn nghiêm túc về việc chọn ngành nghề học sao cho phù hợp với đam mê và khả năng của mình, không nên chạy theo số đông, dễ gây ra tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đối với những dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… phải thu hồi đất canh tác, chính quyền các địa phương nên tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho họ thông qua các hoạt động dạy nghề, đào tạo nhân lực. Nhờ đó mà nông dân có thể có được một công việc khác, tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình, ví dụ như : may mặc, thủ công mỹ nghệ, công nhân cơ khí trong các khu công nghiệp, …

Tổ chức các ngày hội việc làm cũng tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với các nhà tuyển dụng và giúp họ tìm được một công việc phù hợp, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia.

Thêm vào đó, Chính phủ cũng nên có các biện pháp hỗ trợ cho DN trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất để tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Ví dụ như: hạ lãi suất ngân hàng giúp cho DN tiếp cận được nguồn vốn vay hay giảm thuế thu nhập DN, tạo động lực cho DN đầu tư, thúc đẩy sản xuất.

Ngô Thu Trang
Học viện Ngoại giao VN

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thất nghiệp - phần nổi của tảng băng chìm

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc