Xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế |
Thứ bảy, 29/06/2013, 13:54 GMT+7 |
Theo định nghĩa của tác giả “Thẻ điểm cân bằng” Robert S. Kaplan và David P. Norton, bản đồ chiến lược là công cụ có thể giúp các doanh nghiệp thiết lập chiến lược tập trung, gắn kết, và lượng hóa các tài sản vô hình chủ yếu để đạt mục tiêu của tổ chức.
Chương trình tư vấn doanh nghiệp do Viện FMIT thực hiện Trong đó, yếu tố học tập và phát triển cùng với yếu tố hệ thống quản lý được xem là trọng tâm và là thành phần cốt lõi để đạt được các mục tiêu về tài chính, và khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế có rất ít doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc học tập phát triển và việc xây dựng hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế. Nhiều doanh nghiệp tiến hành theo kinh nghiệm, tự làm mất đi năng lực cạnh tranh của chính mình, kéo theo nhiều vấn đề của tổ chức. Năm 2013 đánh dấu cột mốc 6 năm Việt Nam chính thức hội nhập WTO. Kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp đang đứng trước ngưỡng cửa mới, cơ hội lẫn thách thức mới. Doanh nghiệp tư nhân và cả các tập đoàn Nhà nước hơn bao giờ hết cần chuẩn hóa hệ thống quản lý theo chuẩn mực. Bởi các chuẩn mực quốc tế không chỉ là yêu cầu cơ bản của hội nhập, mà điều đó theo chứng nhận của thời gian và hàng triệu doanh nghiệp trải nghiệm trên toàn cầu, nó góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế Việt Nam trên thị quốc tế. Đó cũng là nền tảng cung cấp cho doanh nghiệp, nền kinh tế Việt một bước sẵn sàng chiến lược để có thể phát triển bền vững, dài lâu. Giá trị của doanh nghiệp, của các chính sách hướng tới nền kinh tế, hơn lúc nào hết, cần được khẳng định và phát huy trong một hệ thống, guồng máy không tụt lại phía sau với tâm thế của mỗi một nhà lãnh đạo, quản lý, sẵn sàng thay đổi quy trình nội bộ, cập nhật để sánh ngang cùng thế giới và trước hết, để gia tăng, phát triển mọi tài sản hiện có của mình. Tại Viện FMIT, một tổ chức đi đầu chuyên nghiên cứu, tư vấn, đào tạo các lĩnh vực quản lý dự án, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, giám đốc điều hành, quản lý cấp cao- nhiều năm qua, đã không ngừng cập nhật các xu hướng quản trị chiến lược hiện đại theo chuẩn quốc tế, kết hợp cùng các đối tác là những tổ chức đào tạo quản lý cao cấp với các chuẩn mực, chứng chỉ thuộc hệ thống đối tác đào tạo quốc tế, và được công nhận trên toàn thế giới, để thực hiện mục tiêu đào tạo, xây dựng hệ thống chuẩn mực quốc tế cho doanh nghiệp Việt. Trên quan điểm đó, hiện nay, các lĩnh vực chính FMIT đang thực thi nghiên cứu, tư vấn, đào tạo chuyển giao trong một “gói” đào tạo - tư vấn chung xây dựng hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm: Đào tạo quản lý dự án theo chuẩn quốc tế PMI (Hoa Kỳ) và tư vấn xây dựng hệ thống quản lý dự án theo chuẩn quốc tế ISO21500; Đào tạo kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO (Hoa Kỳ) và tư vấn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo chuẩn ISO31000; đào tạo Giám đốc điều hành, Quản lý cấp cao theo các chuẩn mực quản trị quốc tế; và đào tạo kiểm định phần mềm theo chuẩn ISTQB (Châu Âu). Thực tế, đối với doanh nghiệp và người Việt Nam nói chung, các chứng nhận ISO có lẽ đã không còn xa lạ. Song, hầu hết doanh nghiệp Việt vẫn chưa nhìn nhận đúng giá trị của các chứng nhận ISO khi áp dụng trong toàn hệ thống, với sự đồng bộ dựa vào chuẩn mực quản trị quốc tế làm nền tảng. Thay vào đó, ISO vẫn được xem như một chứng nhận mà doanh nghiệp thường “chạy đua” với trào lưu và mang ý nghĩa về mặt truyền thông thương hiệu, nhiều hơn là mang đến các lợi ích thực sự trong việc hiện thực chiến lược và phát triển doanh nghiệp. Nói cách khác, ISO tại Việt Nam đang được nhìn nhận ở góc độ hình thức hơn là hiệu quả. Vì vậy, với những chuẩn mực, cập nhật nhất theo xu hướng doanh nghiệp toàn cầu, phát triển doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế trong một hệ thống, hy vọng FMIT sẽ mang đến một cách nhìn mới về các hệ thống quản lý cho toàn thị trường. Lê Mỹ dddn.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|