top-banner-2

Thứ sáu, 19/05/2017, 10:48 GMT+7

Xây dựng đội ngũ nhân viên như Steve Jobs: Không có chỗ cho kẻ yếu!

Viết bởi ducanh   
Thứ sáu, 19/05/2017, 10:48 GMT+7

Steve Jobs từng nói: "Tôi luôn cho rằng, một phần công việc của tôi chính là duy trì trình độ cao của các nhân viên trong tổ chức của tôi... Trong việc tìm kiếm những nhân tài ưu tú nhất trên thế giới, mỗi việc tôi làm đều xứng đáng."

1-xay-dung-doi-ngu-nhan-vien

Nhỏ bé mà sắc bén mới là thứ Jobs thích nhất. Có một điều ông luôn tin tưởng, đó chính là đội ngũ do các nhân tài kiệt xuất hợp thành thường có triển vọng hơn công ty lớn nhiều vốn. Ông cho rằng "nhóm hạng A" quy mô nhỏ sẽ có hiệu suất công việc và năng lực thực thi cũng cao hơn nhiều so với những nhóm lớn nhưng năng lực chỉ ở mức thường thường bậc trung (nhóm hạng B).

Một ví dụ là xưởng phim Pixar của Jobs cũng không có "nhóm hạng B", mỗi bộ phim đều là sự nỗ lực ở mức cao nhất của các họa sĩ, tác giả và nhân viên kĩ thuật. Trong quan niệm của ông, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Ông tin rằng một nhóm các nhân tài mũi nhọn tạo thành có thể đẩy bánh xe khổng lồ tiến lên phía trước, chỉ cần ít nhóm như vậy là đủ.

Vì thế, ông đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để tìm kiếm những người ưu tú nhất mà ông nghe nói tới, mời bằng được họ về làm việc cho Apple ở những vị trí phù hợp nhất theo suy nghĩ của ông. Việc Jobs mời John Sculley gia nhập Apple chính là một ví dụ vô cùng điển hình.

Sculley vốn là CEO của PepsiCo. Vì muốn mời Sculley rời khỏi PepsiCo để đến làm việc cho Apple nên Apple đã chấp nhận bỏ ra cái giá không nhỏ: Họ trả lương hàng năm cho Sculley là 1 triệu USD, ngoài ra có tiền thưởng 1 triệu USD, 1 triệu USD trợ cấp kinh tế cho việc từ chức bên PepsiCo, cùng với số chứng khoán 350.000 cổ phiếu.

Ngoài ra, Jobs tới gặp Sculley bốn tháng liên tiếp. Tuy nhiên, Sculley vẫn rất do dự, bởi vì ông không biết mình có thể đảm nhiệm được công việc này không, càng không biết số phận của công ty máy tính Apple - lúc ấy đang trượt dốc - sẽ đi về đâu. Sau khi Sculley từ chối Jobs hết lần này đến lần khác, Jobs lớn tiếng hỏi: "Anh muốn tiếp tục bán nước đường trong nửa phần đời còn lại của mình hay muốn có một cơ hội thay đổi thế giới?"

Câu nói này đã tác động mạnh mẽ tới điểm nhạy cảm nhất của Sculley. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, Sculley quyết định rời PepsiCo với điều kiện ưu việt để tới làm việc cho Apple với nhiều áp lực to lớn.

Về việc thu thập nhân tài để lập nên "nhóm hạng A", Jobs đã từng trả lời phỏng vấn của tạp chí Fortune năm 1998 như sau: "Thứ chúng tôi cần chỉ là bốn hệ thống sản phẩm lớn, nếu chúng tôi có thể xây dựng thành công những hệ thống này, chúng tôi có thể dùng ‘nhóm hạng A’ để hoàn thành từng hạng mục, chứ không cần ‘nhóm hạng B’ hay ‘nhóm hạng C’.

Cũng có nghĩa là, chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất cao hơn. Kết cấu tổ chức như vậy đơn giản, thực tế, phân công rõ ràng, tiện quản lí. Đây chính là phong cách của tôi - "tinh giản và chuyên tâm".

Jobs tôn sùng sự tinh giản và hiệu suất. Ông cho rằng, quá nhiều kết cấu tầng lớp sẽ vô hình chung tạo thành quan hệ xã hội rối rắm như mạng nhện trong nội bộ công ty, từ đó dẫn tới đấu đá nhân sự. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiệt tình làm việc và cảm hứng sáng tạo của nhân viên. Vì thế, kết cấu tổ chức công ty mà ông xây dựng vừa tinh giản vừa hiệu suất cao, với mục tiêu giải quyết vấn đề và hoàn thành thiết kế tốt nhất.

Kết cấu tổ chức của Apple vô cùng đơn giản: Một người phụ trách bộ phận lập trình, một người phụ trách khai thác phần mềm, một người lãnh đạo nhóm thiết kế, một người phụ trách hoạt động của hãng, một người phụ trách marketing toàn cầu. Công ty từ trên xuống dưới là một kết cấu dây xích rõ ràng, mỗi bộ phận đều do một người chuyên môn phụ trách, mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm với một cấp trên, tuyệt đối không xuất hiện hiện tượng nhiều lãnh đạo. Mỗi người trong công ty đều hiểu rất rõ chức trách cụ thể của mình, đều biết nên báo cáo với ai. Cũng như vậy, mỗi người lãnh đạo đều nắm rõ nhóm của mình như lòng bàn tay.

Kết cấu tổ chức đơn giản, hiệu suất cao, chú trọng sáng tạo trong thiết kế và tư duy tri thức là những điều vô cùng đáng quý, bởi vì kết cấu tổ chức đơn giản lại tập trung cao độ như vậy có thể giúp phát huy hoàn toàn khả năng chiến đấu của "nhóm hạng A". Tâm huyết của Jobs không uổng phí, thành tựu mà Apple có được là sự báo đáp lớn nhất dành cho ông.

Theo Yên Nhiên - ttvn.vn - 19/5/2017


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Xây dựng đội ngũ nhân viên như Steve Jobs: Không có chỗ cho kẻ yếu!

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc