Xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những điều giản dị |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 18/10/2016, 08:56 GMT+7 |
Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Theo thống kê, năm 2015, tỉ lệ nghỉ việc bình quân của các doanh nghiệp tại Việt Nam chiếm hơn 10%. Dự báo, tình trạng này sẽ diễn biến phức tạp hơn. Ngay cả những công ty danh tiếng như Google và Facebook, nhiều người bắt đầu một ngày với mong muốn từ bỏ công việc hiện tại. Do lương thấp? Câu trả lời chắc chắn là không! Thực chất, họ không rời bỏ công ty mà từ bỏ người lãnh đạo và môi trường làm việc. Doanh nghiệp mất nhân tài, hiệu suất làm việc “về 0”. Không chỉ lợi nhuận giảm, văn hóa doanh nghiệp – giá trị bậc nhất mà các lãnh đạo đỉnh cao đều mong muốn, liệu có thể dựng nên bởi một tập thể thiếu đoàn kết? Nhân viên rơi rụng dần, còn lãnh đạo? Liệu rằng đi một mình có nhanh? Tuy vậy, ở Việt Nam đã có những tập đoàn lớn như FPT, Vingroup,… sẵn sàng chi hàng trăm triệu để thu phục nhân tài và xây dựng văn hóa nội bộ. Vậy lối đi nào dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, loay hoay với ngân sách ít ỏi? “Một người đi trăm bước không bằng trăm người đi một bước. Ở Hồng Lam, 20 năm qua, rất nhiều đồng nghiệp đã già đi cùng tôi.” – ông Nguyễn Hồng Lam, Tổng giám đốc công ty Hồng Lam. Hồng Lam - một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đang sở hữu nền tảng văn hóa được tạo dựng chặt chẽ suốt 20 năm qua. Đội ngũ nhân viên có thâm niên từ 7 đến 10 năm. Thoạt nghe, nhiều người sẽ nghĩ, nhân sự “già” đồng nghĩa với sáng tạo “cạn”. Nhưng không, doanh nghiệp 100% thuần Việt này đang sở hữu bộ sưu tập máy móc 100% thuần Việt, thay đổi liên tục hàng năm và hoàn toàn do những kỹ sư Việt chế tạo. Và còn nhiều điều đáng ngờ nữa đằng sau doanh nghiệp 20 tuổi này! Mười phút buổi sáng Thay vì bắt tay ngay vào công việc, công nhân viên Hồng Lam có mười phút buổi sáng để… nói tất, làm liền. Thực chất, đây là mười phút sinh hoạt tập thể được thực hiện điều độ mỗi sáng, để gần 200 con người trong công ty gặp gỡ, chuyện trò với nhau. Từ chuyện nhà đến chuyện công, hay đơn giản là cùng nhau tập thể dục buổi sáng. 20 năm qua, đời sống tinh thần của công nhân viên cũng đều được ông chủ Hồng Lam rất quan tâm: tập san nội bộ, phong trào văn hóa văn nghệ, các cuộc thi hội thao hay du lịch… Văn hóa công ty thực chất được xây dựng trên phông tính cách, tâm lý chung của nhân viên. Văn hóa công ty mạnh cũng là do người lãnh đạo biết lắng nghe và thấu hiểu. Thị trường nhân lực “ngách” Văn hóa Hồng Lam được xây dựng trên nền tảng của những người nông dân, với độ tuổi trung bình từ 40 - 50 tuổi. Ở cái độ tứ tuần, họ có sức khỏe tốt nhưng thường bị các doanh nghiệp sản xuất chối từ. Ông chủ Hồng Lam tạo phúc lợi xã hội bằng cách áp dụng chính sách “ly nông nhưng không ly hương” – thực chất đây là việc vốn của chính quyền địa phương. Làm ruộng từ sớm tinh mơ 5h sáng, làm công nghiệp lúc 8h và đôi khi là giúp nhau cấy cày, trong một ngày, người công nhân không chỉ có một mà có đến ba nguồn thu nhập. Thị trường nhân lực “ngách” có 1-0-2 của công ty Hồng Lam. Không ngờ, nguồn nhân lực không-ai-ngó đó lại là sức mạnh chính cho công ty. Những người phụ nữ ấy có sự khéo léo của những bà nội trợ, kiên trì, trung thực và trung thành cả về kỷ luật và công nghệ. “Mở lòng hồ rộng đưa cá ra sông”… …Nhưng không ngờ đàn cá ấy chẳng muốn dời mà cùng gắn bó vươn tới đại dương. Từ những ngày đầu, Hồng Lam tuyển dụng nhiều nhân lực trẻ, là sinh viên, người vừa mới ra trường. Gần 20 năm năm, họ vẫn gắn bó và có nhiều đóng góp đáng giá. Máy móc thuần Việt, sản phẩm thuần Việt nhưng luôn được cải tiến và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Bởi “túi khôn” mang tên “chia hiểu biết nhân sức mạnh”, các kỹ sư, kỹ thuật viên được quyền sáng tạo, được phép sai, được đề xuất ý kiến và tham gia các hoạt động đào tạo chuyên nghiệp. Máy móc thuần Việt đến từ những khối óc thuần Việt. Anh Thắng (trưởng phòng Kỹ thuật, Hồng Lam) chia sẻ: “10 năm ở công ty, đã ba lần từng rời bỏ công ty, trước lời mời “việc nhẹ lương cao”, nhưng sau đó, tôi lại xin trở về để lại được sáng tạo theo đúng nghĩa “người kỹ sư” Một người tiến trăm bước thì dễ nhưng để trăm người cùng tiến lên một bước thật không đơn giản chút nào! Doanh nghiệp muốn thành công không thể vận hành nhờ một cá nhân, nó là sự kết hợp, “chung lưng đấu cật” của một bộ máy, một tập thể vững mạnh. Đã đến lúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam xác định tầm quan trọng của văn hóa tổ chức, hãy bắt đầu từ những điều giản dị như Hồng Lam đã và đang thực hiện. Theo Tri Thức Trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|