Việc làm - nỗi lo không của riêng ai |
Thứ tư, 10/04/2013, 10:58 GMT+7 |
Tại KCN Hòa Khánh, Hòa Vang, dễ dàng nhận thấy tình trạng thanh niên, công nhân “ngồi chơi, xơi nước” ở các quán cà phê xung quanh KCN đang ngày càng nhiều lên. Ảnh minh họa Ông Lý Nam – Giám đốc Cty Hưng Nam – một DN sản xuất đồ điện tại KCN Hòa Khánh cũng cho biết, Cty ông đang tái cơ cấu từ 300 lao động xuống còn khoảng 100 người do thiếu đơn hàng, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, cũng như gánh nặng nợ nần từ lãi vay, nợ nguyên vật liệu. Ông Nam cho biết, so với cùng kỳ năm 2012, giá đơn hàng của Cty đã giảm từ 15-20%, thậm chí nhiều khi còn không có đơn hàng. Cùng với đó, quy mô mỗi đơn hàng cũng giảm mạnh. Chẳng hạn, nếu trước đây mỗi đơn hàng 1 triệu sản phẩm, thì nay còn khoảng 600 nghìn sản phẩm. “Khó khăn như thế nên bên cạnh việc cắt giảm nhân sự, chúng tôi cũng tiến hành giảm lương để duy trì hoạt động của Cty", ông Nam chia sẻ. Thực tế như Cty Hưng Nam có lẽ không chỉ dừng lại ở một vài DN riêng lẻ, số lượng 1.000 DNNVV giải thể và ngừng hoạt động từ tháng 2/2012 đến nay theo thống kê của Hiệp hội DNVVV Đà Nẵng đã minh chứng cho vấn đề này. Ông Văn Hữu Thiết – Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Đà Nẵng cho rằng, trong tình hình hiện nay, có hai giải pháp để giải bài toán này. Về phía DN, cần liên kết để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Về phía nhà nước, nên tạo điều kiện và hỗ trợ DN vay vốn với lãi suất ưu đãi để giúp các DN ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn. Cùng với đó, nhà nước cũng cần đẩy nhanh các chính sách giải cứu DN. Còn ông Hà Giang – Giám đốc Cty Cơ khí Hà Giang Phước Tường góp ý, để DN yên tâm phát triển, mở rộng quy mô qua đó góp phần thu hút lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, bên cạnh các chính sách vĩ mô từ Chính phủ, DN cũng cần sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Theo ông Giang, trong thời gian tới Đà Nẵng cần đẩy mạnh sự hỗ trợ đối với các DNNVV trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như linh hoạt trong việc giảm thuế, phí, lập KCN dành riêng cho các DNNVV để DN yên tâm mở rộng sản xuất…. Cùng với đó, việc kết nối các DN trong nước với các DN FDI để tạo điều kiện cho các DN trong nước tham gia chuỗi cung ứng linh kiện, vật tư cũng vô cùng quan trọng. Bởi theo ông Giang, trong KCN Hòa Khánh, có những DN FDI quy mô lớn nhưng hầu như tất cả mọi thứ người ta đều nhập khẩu từ nước ngoài, kể cả thứ đơn giản nhất là… bao bì sản phẩm. “Tôi nghĩ, trong thời gian tới nhà nước cũng như Đà Nẵng cần bắc cầu nối để DN có thể tham gia vào chuỗi cung ứng này như thành lập các diễn đàn tạo cầu nối cho DNNVV và DN FDI, hay thậm chí có thể quy định DN FDI khi đầu tư vào VN phải sử dụng bao nhiêu % sản phẩm nội địa….” - ông Giang đề xuất. Theo dddn.com.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|