top-banner-2

Tin mới:
Thứ năm, 26/03/2015, 08:46 GMT+7

Doanh nghiệp 'ngóng' bệnh viện cổ phần hóa đầu tiên

Thứ năm, 26/03/2015, 08:46 GMT+7

2 doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước cùng một nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ ý định trờ thành đối tác chiến lược của Bệnh viện Giao thông vận tải, ngay sau khi cơ sở này trình đề án cổ phần hóa.

Đề án cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải vừa được đơn vị này trình lên Bộ chủ quản tuần trước. Đây là bệnh viện công lập đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ hồi giữa năm ngoái.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp được xác định lại là 158,5 tỷ đồng, cao hơn nhiều con số 66,8 tỷ trên sổ sách tại thời điểm 30/6/2014. Trong đó, giá trị phần vốn Nhà nước là 136,5 tỷ đồng. Với vốn điều lệ được xác định 168 tỷ (tương đương 16,8 triệu cổ phần), cơ cấu phát hành lần đầu sẽ giữ lại 30% vốn Nhà nước, 30% bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán công khai 31,3%, còn lại bán ưu đãi cho lao động và cán bộ bệnh viện.

Trong tờ trình lên Bộ chủ quản, bệnh viện kiến nghị Bộ Giao thông xin phép Thủ tướng bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trước IPO bằng thỏa thuận trực tiếp. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư đăng ký và số cổ phần đặt mua lớn hơn số chào bán thì sẽ đấu giá.

65338bbf00ce73-img-1165-1427189660.jpg

Bệnh viện này đang được nâng cấp và sẽ hoàn thành trước thời điểm IPO.

Đề án xác định nhà đầu tư chiến lược phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư khám chữa bệnh hoặc cung cấp thiết bị y tế có số vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng. Nếu là nhà đầu tư tài chính thì vốn điều lệ gấp 10 lần con số nêu trên. Đối tác phải cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm đầu. Nhà đầu tư cũng được yêu cầu cam kết bằng văn bản về việc chấp nhận lộ trình tăng vốn sau khi bệnh viện này quyết toán xây dựng cơ bản.

Sở dĩ có điều khoản này là bởi, bệnh viện đang hoàn thiện dự án xây dựng nhà điều trị 7 tầng cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại trị giá 15 triệu USD bằng nguồn vốn ODA. Do đó, quy mô vốn điều lệ sẽ tăng lên khoảng 430 tỷ đồng sau khi bổ sung phần giá trị đầu tư còn lại của dự án này.

Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển là doanh nghiệp đã thể hiện mong muốn trở thành đối tác chiến lược của bệnh viện ngành giao thông. T&T tự tin rằng, với khả năng tài chính của mình, họ sẽ hỗ trợ bệnh viện để nâng cao năng lực khám chữa bệnh đồng thời cam kết "không chuyển nhượng cổ phần sở hữu trong vòng 5 năm".

Vẫn theo nguồn tin này, nhiều khả năng tập đoàn của Bầu Hiển sẽ phải cạnh tranh với một ông lớn nội địa khác, từng lấn sân sang lĩnh vực y tế nhiều năm nay khi sở hữu bệnh viện tư nhân tầm cỡ.

Bên cạnh đó, sự kiện bệnh viện đầu tiên thí điểm cổ phần hóa không chỉ khiến các nhà đầu tư trong nước chờ đợi mà danh sách này đã xuất hiện cả đối tác nước ngoài - một doanh nghiệp cùng lĩnh vực đến từ Singapore có tên Brookline Medical.

Theo nội dung tự giới thiệu thì ngành nghề kinh doanh của công ty là khám và chữa bệnh mà chuyên môn chính là chẩn đoán và điều trị ung thư. Brookline Medical khẳng định, với năng lực tài chính và quản trị hiện có, họ sẽ đưa bệnh viện Giao thông thành cơ sở y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.

Trước đó, để đảm bào đề án nêu trên khả thi, Ban chỉ đạo cổ phần hóa mà đứng đầu là Cục trưởng Y tế (Bộ Giao thông) đã kiến nghị nhiều chính sách cho Bệnh viện Giao thông - công ty cổ phần. Cụ thể, Bệnh viện vẫn xin được áp dụng chính sách thuê đất miễn tiền đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như áp dụng chính sách tương tự các cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động này.

Doanh nghiệp mong muốn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ ngày có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, mức thuế này trong suốt thời gian hoạt động chỉ là 10%.

Chí Hiếu - VNE

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp 'ngóng' bệnh viện cổ phần hóa đầu tiên

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc