Pop Mart, công ty đồ chơi sưu tập Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với mức tăng trưởng cổ phiếu ấn tượng 368% trong năm 2024.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đồng hành và tài trợ Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên,...
Agribank ủng hộ 4 tỷ đồng trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân bị thiệt hại bởi bão lũ
ADB giữ quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025
Hỗ trợ 20 triệu đồng, mong nông dân lãi hơn 100 triệu đồng
VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia
Các tỷ phú giàu nhất Việt Nam 2024: Nhiều tỷ phú mới lộ diện trong năm 2024
Việt Nam có 6 tỷ phú USD vào cuối năm 2024, tổng tài sản tăng nhẹ, ông Phạm Nhật Vượng tiếp...
Tài sản của những người giàu nhất thế giới 25 năm trước thay đổi thế nào?
Shark Lê Mỹ Nga: Khởi nghiệp khốc liệt, không dễ như tưởng tượng
Một doanh nghiệp Việt chi cổ tức khủng, quỹ của Bill Gates bỏ túi bao nhiêu?
Chủ tịch Hội Chất lượng TP.HCM Trần Văn Liêng: "Chất lượng là sự thừa nhận"
Lâm Đồng chào đón vị khách thứ 10 triệu trong năm 2024
Máy bay Vietnam Airlines xuất phát từ Hà Nội, chở vị khách du lịch thứ 10 triệu của Lâm Đồng trong...
'Biệt động Sài Gòn', tour du lịch giáo dục lòng yêu nước
Hội nghị du lịch về nguồn 'Vĩnh Linh - Ký ức và hiện tại'
Cải cách và chuyển đổi số trong ngành tài chính: Nền tảng cho quản lý hiện đại
Năm 2024, Bộ Tài chính tiếp tục là một trong những cơ quan tiên phong về cải cách hành chính và...
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Hồi sinh, bứt tốc các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Sửa luật thuế TNDN phải bảo đảm chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển mới
Những cú swing vàng tại Laguna Lăng Cô: Khép lại giải golf doanh nhân mùa đông 2024 và vô địch các câu lạc bộ Tranh Cúp FGOLF miền Trung
Ngày 29 - 30 tháng 11 năm 2024 vừa qua, sân golf Laguna Lăng Cô đã trở thành tâm điểm của giới golfer...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
LocknLock trao hơn 800 triệu (1.222 sản phẩm gia dụng) cho cư dân Hà Giang - Hòa Bình
Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng, Chi Pu lộng lẫy trong trang phục NTK Công Trí
Trong năm 2024 vừa qua, hơn 40 mỹ nhân Việt đã toả sáng với các thiết kế đến thương hiệu CONG...
Hành trình đầy ý nghĩa với những thí sinh cuộc thi Nét đẹp sinh viên OU 2025
'Cháy' với đại tiệc âm nhạc và pháo hoa tại Danko Countdown Party 2025
Món quà đặc biệt Thái Trinh tặng ông xã sau đám cưới
Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 phim điện ảnh để tham gia 'Anh trai say hi'
Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có giúp giảm cân?
Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có giúp giảm cân là thắc mắc được nhiều người quan tâm, bác sĩ...
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?
4 thực phẩm tốt cho gan nên ăn vào buổi sáng
8 thói quen giúp bạn tăng tuổi thọ nếu thường xuyên thực hiện
Vì sao đưa siêu dự án thép Cà Ná vào quy hoạch? |
Thứ tư, 14/12/2016, 09:54 GMT+7 |
“Ninh Thuận 5 năm rồi không kêu gọi được nhà đầu tư lớn nào, nên thấy dự án như vậy họ mừng quá”...
Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Trương Thanh Hoài. Dự thảo quy hoạch ngành thép đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã đưa dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) vào quy hoạch. Đây là dự án sản xuất thép lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, với tổng công suất 16 triệu tấn/năm. Hôm 12/12, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) đã có báo cáo chi tiết về nguyên nhân bổ sung vào quy hoạch cũng các thông tin chi tiết về dự án này, trong bối cảnh dư luận có những ý kiến trái chiều, cho rằng việc đưa dự án này vào quy hoạch là vội vàng. Thậm chí một vị chuyên gia còn chia sẻ quan điểm rằng, ''vấn đề quy hoạch sẽ không còn ý nghĩa khi cứ có bất kỳ dự án nào doanh nghiệp muốn làm thì lại đưa vào quy hoạch". “Công nghệ phù hợp” Bộ Công Thương cho biết, tập đoàn Hoa Sen - chủ đầu tư dự án - đã có báo cáo tiền khả thi gửi Bộ Công Thương. Hiện dự án đang ở giai đoạn bổ sung vào quy hoạch, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo tiền khả thi của Hoa Sen, giai đoạn 1 dự án có công suất là 4,5 triệu tấn/năm. Dự án sử dụng công nghệ truyền thống tận dụng nguyên liệu quặng sắt, luyện trong lò cao đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Về luyện cốc, chủ đầu tư đề xuất chọn phương pháp dập cốc khô để tận dụng nhiệt dư, không phát sinh hơi nước và nước thải, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công nghệ và thiết bị sản xuất được dự án sử dụng là “phù hợp với quy định hiện hành về công suất, công nghệ ngành luyện thép, đảm bảo tiên tiến và cao hơn các nhà máy luyện thép đang hoạt động tại Việt Nam, trừ Formosa”. Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài cho biết, hiệu ứng phản đối ngành công nghiệp thép dâng cao trong nước thời gian qua, sau khi xảy ra sự cố môi trường liên quan tới dự án Formosa ở miền Trung. Tuy nhiên, theo ông Hoài, sự cố môi trường miền Trung là do Formosa cố ý xả thải, chứ không phải công nghệ của dự án này thấp. Hoa Sen cũng cam kết sẽ thực hiện phương châm sản xuất sạch, hiệu quả kinh tế cao. Việc kiểm soát chất thải sẽ được báo cáo trong tác động môi trường của dự án, song theo Bộ Công Thương, với những công nghệ và thiết bị mà Hoa Sen đề xuất, thì hoàn toàn có thể kiểm soát được các yếu tố về môi trường. 13.000 việc làm, không ưu đãi vượt khung Tổng vốn đầu tư dự án nói trên vào khoảng 10 tỷ USD, song ông Hoài cho biết, Hoa Sen sẽ được hưởng ưu đãi giống như các dự án khác và theo quy định của pháp luật, không có bất kỳ ưu đãi nào vượt khung. Họ có thể được thuê đất tối đa lên tới 70 năm. “Cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiến hành đầu tư khu liên hợp sản xuất loại thép cán nóng, do việc đầu tư đòi hỏi vốn, kinh nghiệm và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Dự án chia làm ba giai đoạn thực hiện là phù hợp với năng lực và thu xếp vốn của chủ đầu tư”, Bộ Công Thương đánh giá. Theo báo cáo, vốn điều lệ của Hoa Sen là khoảng 2.000 tỷ đồng, với 10 nhà máy, công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm. Doanh thu năm 2015 của Hoa Sen đạt 17.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD/năm. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.500 tỷ đồng. Về vấn đề vốn, ông Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Hoa Sen có khoảng 4.000 tỷ đồng lãi chưa chia, năm nay dự kiến lãi thêm 1.700 tỷ đồng và nếu làm giai đoạn đầu thì ngân hàng Vietinbank đã cam kết cho vay khoảng 500 triệu USD. Theo chủ đầu tư, dựa trên giá nguyên vật liệu tháng 9/2016, ước tính chi phí sản xuất một tấn thép cán nóng là khoảng 7,8 triệu đồng. với thép dài là 7,7 triệu đồng. Giá bán trên thị trường lần lượt là 9 triệu đồng/tấn thép cán nóng, và 9,5 triệu đồng/tấn thép dài. Khi nhà máy đi vào hoạt động với công suất 1,25 triệu tấn/năm, doanh thu dự kiến đạt 11.875 tỷ đồng, khi nâng công suất lên 3,25 triệu tấn/năm thì doanh thu dự kiến đạt 29.875 tỷ đồng, khi công suất đạt tối đa giai đoạn 1 là 4,5 triệu tấn/năm thì doanh thu ước tính là 41.750 tỷ đồng. Khi toàn bộ dự án đi vào hoạt động, lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm là 4.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.500 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn là 8,5 năm. Dự án tạo ra 13.000 việc làm cho địa phương. “Dứt khoát phải làm” Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, thép sản xuất trong nước đang có nhiều lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, không có yếu tố trợ giá. Thời gian qua, Bộ đã tiến hành các biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu có trợ giá của nước ngoài. “Xuất phát điểm của Việt Nam thấp, sức mua thấp, nên nếu không đóng cửa lại để thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu thì không còn đường nào khác. Chúng ta không thể theo mô hình công nghiệp của Hàn Quốc hay Thái Lan được”, ông Hoài nói. “Làm thép dứt khoát là phải làm, còn chuyện thừa hay thiếu không quan trọng bằng khả năng cạnh tranh. Không có chuyện làm nhà máy thép vì sống bằng điện giá rẻ, điện chiếm 5% giá thành thép thôi, còn với công nghệ lò cao như Formosa, Hoà Phát thì họ không mua điện, mua ít thậm chí bán điện vào lưới khi dư thừa. Hiện nay tổng công suất điện cả nước 160 tỷ kWh/năm, tiêu thụ ngành thép 4 tỷ, tương đương 2%”, ông Hoài nói. Ông cũng nhận định, công nghiệp thép rất quan trọng vì đây là công nghiệp nền, đồng thời giúp giải quyết được bài toán nhập siêu với Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. “Ninh Thuận là địa bàn kinh tế có điều kiện khó khăn ngang với Lai Châu, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn cả nước. Khi tôi đề nghị Hoa Sen làm thép lò cao thì họ đã tìm hiểu từ Đông Hội, vào Dung Quất rồi mới vào Ninh Thuận. Cần phải nói thêm rằng, Ninh Thuận 5 năm rồi không kêu gọi được nhà đầu tư lớn nào, nên thấy dự án như vậy họ mừng quá”, ông Hoài kể. “Như dự án thép của Hoà Phát, họ đóng thuế bằng một tỉnh Bắc Kạn, mà công suất có 1,6 triệu tấn thôi. Giờ có thêm doanh nghiệp lớn nữa thì sẽ làm tốt hơn. Chính phủ dự kiến đầu tư hàng nghìn tỷ đồng làm thuỷ lợi tại đây, nhưng không phải là vì Hoa Sen, mà đây là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, phải bỏ vốn ra mới thu về được. Ninh Thuận cũng đảm bảo cung cấp đủ nước cho dự án trong giai đoạn đến năm 2020”, ông nói. Theo Vneconomy Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|