Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Lemon Digital - Đội ngũ trẻ đưa thương hiệu Việt bứt phá trên nền tảng số
Lemon Digital được vinh danh “Best Enabler Of The Year” tại Shopee Brands x Creators Conference 2025, đánh dấu...
Ứng dụng CUB Vietnam nhận hai giải thưởng tại ABF Retail Banking Award
Meey Group hợp tác đơn vị quốc tế đào tạo và hướng dẫn xây dựng báo cáo ESG
NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Phát hiện 2 thác nước tự nhiên tuyệt đẹp giữa rừng Quảng Ngãi
Thác nước Sơ Roách và thác Hơ Kook được phát hiện ở rừng nguyên sinh xã Kon Plông, Quảng...
Tiềm năng du lịch to lớn của ‘viên ngọc xanh’ giữa đại ngàn Trường Sơn
Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi
Tiềm năng du lịch tỉnh Gia Lai mới là 'rừng vàng, biển bạc'
TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác
Ngành bán hàng trực tiếp: Hành trình đi đến chuẩn thông lệ quốc tế
Sau hơn hai thập kỷ phát triển với không ít thăng trầm, ngành bán hàng đa cấp Việt Nam đang bước...
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Nhà máy công nghệ cũ và bài toán chuyển đổi xanh
Đề xuất quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghiên cứu thông tin phản ánh về PMI và lộ trình kiểm tra tem nhãn
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Ngày 18/6 vừa qua, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tư vấn & Đào tạo V-Torch đã long trọng tổ...
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero rộn ràng màn ảnh
Đó là Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero. Trong đó, Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần...
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
4711 Orignial Eau De Cologne - Khi hương thơm trở thành nét đẹp vượt thời gian
Ra đời từ năm 1792, 4711 Original Eau de Cologne là một trong những dòng nước hoa lâu đời nhất thế...
Uống nước lá rau mùi có tác dụng gì, có tốt không?
Uống nước lá tía tô với chanh có tác dụng gì?
Khám phá thế giới nước hoa đẳng cấp từ LOEWE
Viktor & Rolf – Hành trình tạo nên tuyệt tác giữa vũ trụ mùi hương
1/7/2014: nếu không đăng ký lại, hơn 3 triệu kiều bào mất quốc tịch Việt Nam |
Thứ năm, 03/04/2014, 00:04 GMT+7 |
Hiện chỉ có 6.000 trong tổng số 4 triệu kiều bào đăng ký lại quốc tịch. Nếu không đăng ký, đến ngày 1-7-2014, kiều bào sẽ mất quốc tịch Việt Nam Ngày 1-4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân, cho biết theo Nghị định số 78 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì kể từ ngày 1-7 tới, kiều bào định cư ở nước ngoài quá 5 năm (từ 1.7.2009-1.7.2014) nếu không đăng ký lại quốc tịch sẽ không được công nhận. Đề nghị sửa luật Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện chỉ có 6.000 trong tổng số 4 triệu kiều bào đăng ký lại quốc tịch. Nếu vẫn giữ quy định này, hàng triệu người có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội sửa luật để tháo gỡ cho bà con ở nước ngoài. Trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Trần Văn Hằng, cũng đã kiến nghị sửa quy định của Luật Quốc tịch. Theo ông Hằng, Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1-7-2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1.7.2009-1.7.2014). Trong 5 năm này, kiều bào phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở quốc gia nơi mình định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1-7-2014. Kiều bào về Việt Nam đón Tết 2014 Ảnh: TẤN THẠNH Ông Trần Văn Hằng kiến nghị xem xét lại quy định của luật, có thể điều chỉnh hạn định đăng ký quốc tịch. Đồng tình với kiến nghị này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cần làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp để xem xét tháo gỡ cho bà con kiều bào. Chưa rõ con số cụ thể Một vấn đề rất nan giải là theo chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Luật Quốc tịch không nằm trong danh sách luật phải sửa đổi, bổ sung. Về việc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các cơ quan của Quốc hội có thể làm việc với các bộ - ngành liên quan để xem xét, qua đó có thể điều chỉnh chương trình. Giải thích thêm về điều này, ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết luật pháp về vấn đề này từ năm 1945 đến nay vẫn giữ nguyên tắc “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Tuy nhiên, vì luật pháp hiện hành chỉ cho phép kiều bào có một quốc tịch nên không thể nói kiều bào đang mang quốc tịch các nước Pháp, Mỹ, Úc, Singapore… (quy định cũng chỉ có một quốc tịch) có mong muốn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bỏ quốc tịch nước họ đang sinh sống. “Về pháp lý thì Bộ Tư pháp cùng Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng chưa có con số Việt kiều cụ thể. Kể cả nếu sửa luật, mở rộng thêm 5 năm (tới năm 2019) thì việc tính toán có bao nhiêu người đăng ký cũng không cụ thể được. Vì thế, Bộ Tư pháp chưa có cơ sở để đề nghị sửa luật”- ông Cường phân trần. Theo ông Hà Hùng Cường, việc trình Quốc hội sửa một điều của luật là không đơn giản. Ông Cường dẫn việc Chính phủ trình Quốc hội sửa nghị quyết cho phép thí điểm người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam nhưng Quốc hội thấy chưa đủ cơ sở đề nghị lồng vào dự án Luật Nhà ở. Trước tình hình này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao sớm báo cáo con số đầy đủ bà con kiều bào cần đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để có hướng giải quyết vì thời điểm 1-7 đã gần đến. Đăng ký giữ quốc tịch rất đơn giản Quy định đăng ký giữ quốc tịch nhằm làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân. Để đăng ký giữ quốc tịch, kiều bào phải nộp tờ khai, giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam là được cấp giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, vẫn được cấp giấy xác nhận này nhưng cần khai lý lịch làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong nước xác minh quốc tịch và ghi vào sổ đăng ký. Theo NLĐO Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|