Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Kinh nghiệm IPO quốc tế và những gợi ý cho doanh nghiệp công nghệ Việt
Thời gian qua, không ít doanh nghiệp trong khu vực, nhất là các doanh nghiệp Proptech đã IPO thành công...
Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt
Cùng Đại sứ Cộng đồng LG hồi sinh rừng xanh, gieo mật ngọt lành
Lemon Digital - Đội ngũ trẻ đưa thương hiệu Việt bứt phá trên nền tảng số
Ứng dụng CUB Vietnam nhận hai giải thưởng tại ABF Retail Banking Award
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Du khách thích thú trải nghiệm tự tay làm tranh sơn mài
Nhiều ý tưởng nghệ thuật được du khách thể hiện trên tranh sơn mài qua một hoạt động miễn...
Trung Quốc hút khách nhờ miễn visa, lượt nhập cảnh tăng hơn 50%
Mở lại tour tham quan nhà bác sĩ Yersin bằng xe buýt mui trần
Phát hiện 2 thác nước tự nhiên tuyệt đẹp giữa rừng Quảng Ngãi
Tiềm năng du lịch to lớn của ‘viên ngọc xanh’ giữa đại ngàn Trường Sơn
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 113/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 về thực hiện...
TPHCM hướng tới trở thành trung tâm sản xuất, đổi mới sáng tạo, logistics của khu vực
Bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
Ngành bán hàng trực tiếp: Hành trình đi đến chuẩn thông lệ quốc tế
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Sự hội ngộ thú vị của dàn giám khảo Hoa khôi Sinh viên 2024
Có một điều bất ngờ thú vị là năm nay Ban tổ chức Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 đã mời...
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero rộn ràng màn ảnh
Đó là Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero. Trong đó, Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần...
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
5 thực phẩm rẻ tiền giúp phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay ngày càng nhiều người có nguy cơ mắc phải, vì vậy...
Loewe Aire Sutileza: Khi mùi hương trở thành nghệ thuật kể chuyện
“Khỏe đẹp từ gốc” – Sách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bên trong của TS. Nguyễn Thu Hương
Perris Monte Carlo Italy Collection – Di sản mùi hương từ Địa Trung Hải
Đậu nành giàu dinh dưỡng nhưng những người này tuyệt đối nên tránh
Có nên thay đổi thời gian làm việc cơ quan hành chính từ 8h30? |
Thứ sáu, 03/05/2019, 10:04 GMT+7 |
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi đề xuất giờ làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30. Trong Tờ trình dự án Luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, ở Việt Nam, hiện tại việc quyết định thời điểm bắt đầu làm việc của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định; của cơ quan hành chính do người đứng đầu cơ quan quyết định đúng theo thẩm quyền lãnh đạo, điều hành quy định tại Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Bộ LĐ-TB-XH cho rằng việc áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước trên thực tế hiện nay đang xảy ra một số tồn tại như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương (các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8h, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7h vào mùa hè hoặc 7h30 với mùa đông), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác nhau. Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thay đổi thời gian làm việc ở cơ quan hành chính. (Ảnh minh họa, nguồn: KT) Tình trạng này chưa đảm bảo sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và địa phương, đồng thời chưa phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển. Trên cơ sở tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, nhà quản lý, công chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, Dự thảo luật Lao động sửa đổi đưa ra 2 phương án gồm: Phương án 1, bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia. Phương án 2, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). Trao đổi về vấn đề này dưới góc độ tác động đến sức khỏe người lao động, bác sỹ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, hiện nay ở các nước phát triển, hầu hết giờ làm việc buổi sáng từ 9h-9h30. Nếu như giờ làm việc bắt đầu từ 7h, 7h30, người dân phải dậy từ sớm. Trong khi đó, thời gian buổi sáng khá quan trọng với nhịp sinh học cơ thể. Nhiều người cần có thời gian buổi sáng để tập thể dục, ăn sáng, chuẩn bị năng lượng cho cả ngày làm việc. Do đó, BS Phúc đồng ý với phương án đẩy giờ làm việc lên 8h30. Về đề xuất quy định thời gian nghỉ trưa là 60 phút, BS Phúc cho rằng, người Việt Nam có thể trạng nhỏ, yếu. Kết hợp với khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có thay đổi về thời tiết, cơ thể con người hay có cảm giác mệt mỏi. “Người nước ngoài không có thói quen và không quan trọng việc nghỉ trưa, nhưng nếu người Việt Nam không được ngủ trưa khoảng 10-15 phút thì nhiều người sẽ bị uể oải, ảnh hưởng đến công việc buổi chiều. Tôi cho rằng, thời gian nghỉ trưa nếu được 90 phút sẽ tốt hơn, mức 60 phút có thể chấp nhận được, tuy nhiên hơi cập rập”. Còn theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, đề xuất này đã có từ năm 1994, khi soạn thảo dự thảo luật Lao động sửa đổi, vấn đề này lại một lần nữa được đưa ra với mong muốn có sự thống nhất giữa địa phương và trung ương. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế, các địa phương cho rằng khó áp dụng bởi đặc điểm địa lý, Việt Nam trải qua nhiều vĩ độ, nên việc quy định tất cả các địa phương không phù hợp. “Chính vì những lý do này, nên dù đã được đưa ra trước đó, nhưng nội dung này không được đưa vào luật, giờ làm việc của trung ương do trung ương thống nhất, còn giờ địa phương, do địa phương quyết định”, ông Huân cho biết. Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, không cần phải thống nhất giờ làm việc chung trong cơ quan hành chính nhà nước, điều này không phù hợp với thực tế từng địa phương. “Theo tôi, nên giữ nguyên giờ làm việc như hiện hành vì chưa thấy có biến động gì. Giờ làm việc của doanh nghiệp nên để doanh nghiệp quy định, công khai và lấy ý kiến người lao động". Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội, không nên quy định cứng về thời gian bắt đầu làm việc. “Việc này bộc lộ nhiều nhược điểm như tạo sức ép về giao thông, hoặc các địa phương làm việc từ 7h30, nếu 8h30 mới bắt đầu thì quá muộn. Trong thời buổi kinh tế thị trường, kinh tế chia sẻ con người có nhiều cách làm việc. Tư duy quản lý tập trung càng không hiệu quả”, bà Hương nhấn mạnh. Chuyên gia này cho rằng, hiện ở nhiều quốc gia cho phép người lao động tự chọn giờ làm việc linh hoạt, miễn sao đủ 8 tiếng, đảm bảo năng suất. Do đó bà Hương cho rằng không cần thiết đưa vấn đề này vào luật. Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 8/6/2018 của Quốc hội khóa 14, Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8. Theo Nguyễn Trang/VOV.VN - 3/5/2019 Link nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/co-nen-thay-doi-thoi-gian-lam-viec-co-quan-hanh-chinh-tu-8h30-904726.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|