Thực phẩm cần tránh trong mùa đông nếu không muốn bị ho rát họng |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ ba, 12/12/2017, 08:51 GMT+7 |
Chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ đã đưa ra nhóm thực phẩm nên và không nên ăn trong mùa đông để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, viêm họng, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch.
Thời tiết lạnh, khô hanh trong mùa đông khiến con người rất dễ bị ho, cảm lạnh và mắc một số loại bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch kém. Bên cạnh việc bảo vệ cơ thể bằng quần áo ấm, chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Bhavishya Wadhwan và nhóm đồng nghiệp nghiên cứu cho rằng cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong mùa đông hợp lý, lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa được các chuyên gia liệt vào nhóm thực phẩm không thân thiện với sức khỏe và nên hạn chế sử dụng trong mùa đông. Theo các chuyên gia, thường xuyên uống sữa trong mùa đông có thể dẫn đến kích ứng cổ họng, ho có đờm, cơ thể không thoải mái làm cho hệ miễn dịch hoạt động yếu đi. Bên cạnh đó, thịt đỏ là loại thực phẩm rất giàu chất đạm. Vì thế, cổ họng sẽ phải tiết ra chất nhầy nhiều hơn khi tiêu hóa, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như viêm họng, rát họng... Mặt khác, các chuyên gia cũng cho biết một số thực phẩm được khuyết khích sử dụng trong mùa đông: Gừng
Gừng có chứa một hợp chất quan trọng được gọi là Ginerol có tác dụng chống oxy hóa cao. Ngoài ra, gừng cũng được biết đến là thực phẩm có tính chống viêm và kháng khuẩn. Sử dụng gừng như một loại gia vị hàng ngày khi nấu nướng sẽ giúp cơ thể phòng tránh được các loại viêm và nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, loại gia vị này sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu hấp thu ở dạng lỏng như trà gừng. Chỉ cần rửa sạch một củ gừng, cắt nhỏ và đun sôi trong khoảng 5 phút. Uống 2 -3 lần/ngày. Nghệ Không chỉ là một loại gia vị mà củ nghệ còn được coi là “thần dược” chữa trị rất nhiều loại bệnh từ thời y học Hindu cổ. Củ nghệ có hàm lượng curcumin cao nhất trong các loại dược liệu, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên. Nó có khả năng làm tăng sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và chống lại các quá trình thoái hóa trong não bộ. Các đặc tính chống viêm của củ nghệ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại hạt Một số loại hạt giàu chất béo omega-3, axit amin và các chất béo có lợi khác đóng vai trò thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Húng quế
Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết hết lợi ích sức khỏe mà nó đem lại. Với đặc tính chống vi khuẩn và kháng vi rút, húng quế giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi eugenol dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm quá trình phát triển bệnh ung thư vú. Tốt nhất, chỉ cần rửa sạch và ăn sống loại rau này để cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Mật ong Thêm một thìa mật ong vào cốc nước ấm uống trong mùa đông có thể giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm sự tích tụ của đờm và làm êm cổ họng. Uống nước mật ong là cách thức tốt nhất để cải thiện chức năng hoạt động của đường ruột và dạ dày. Theo Nguyễn Linh - ttvn.vn - 11/12/2017 Link nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/thuc-pham-can-tranh-trong-mua-dong-neu-khong-muon-bi-ho-rat-hong-42017111217166637.htm Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|