Nét đẹp huyền ảo của trái đất nhìn từ trên cao |
Viết bởi An An |
Thứ hai, 01/06/2015, 10:49 GMT+7 |
Trong suốt 20 năm vừa qua, nhiếp ảnh gia người Pháp Arthus-Bertrand đã đi vòng quanh thế giới và chụp những bức ảnh trên không để tạo nên "Chân dung của Trái đất". Đất nhiễm dầu tại Fort McMurray, Canada. Hình ảnh trông như một bức tranh trừu tượng này thật ra không hề giống như người ta nghĩ. Mất 2 tấn than bùn và đất, hai tấn cát nữa để tinh chế ra 159 lít dầu thô. Với tiền kiếm được từ dầu, dân cư quanh vùng này đang tăng dần.
(Ảnh: CNN) Cuốn sách của ông mang tên "Trái đất từ trên cao" đã bán được 4,7 triệu bản. Phim tài liệu "Home" của ông cũng đã trở thành phim tài liệu đạt lượt truy cập trực tuyến cao nhất trong năm 2009. Dưới đây là những khoảnh khắc ấn tượng nhất. Cánh đồng hoa Tulip gần Lisse, Hà Lan. Ban đầu giống hoa được các sứ giả Áo mang về từ Đế chế Ottoman. Sau 4 thế kỷ chọn lọc và phát triển, hiện giờ có tới 800 loại tulip khác nhau. (Ảnh: CNN) Cánh đồng bông, Thonakaha, Korhogo, Bờ Biển Ngà Giống như bức ảnh cánh đồng hoa, phải mất vài giây để có thể nhìn thấy bóng người giữa những bọc bông. Gossybium hirsutum, giống cây gốc gác từ Liên bang Tây Ấn, được mang tới Tây Phi vào thế kỷ 19. Hiện giờ với điều luật của các chính phủ, thuốc sâu ít được sử dụng hơn và lao động thu hoạch bông đã có điều kiện làm việc tốt hơn. (Ảnh: CNN) Trái tim Voh, New Caledonia Hình ảnh dải đất hình trái tim này là bìa cuốn sách của Arthur và cũng là bức ảnh nổi tiếng nhất trong dự án tham vọng của ông. New Caledonia, một quần đảo thuộc Thái Bình Dương, có 200km vuông rừng ngập mặn. Khi nước tràn vào phía trong, cây cỏ bị thay thế bởi những khoảng đất trống, và ở Voh một hình trái tim đã hình thành. (Ảnh: CNN) Tinh thể ở hồ Magadi, Kenya. Được bao bọc trong các cao nguyên núi lửa, nước đọng tại đây có nồng độ muối cao. Tuy điều kiện khắc nghiệt, ở đây vẫn tồn tại sự sống. Hàng triệu con hồng hạc sinh sống bằng tảo, tôm và các dạng sống khác tồn tại trong nước. Ở đây cũng có thành phần pha lê tinh khiết nhất thế giới, đã được khai thác để chế biến vật dụng bằng kính và đáp ứng nhiều nhu cầu công nghiệp khác. (Ảnh: CNN) Lưỡi băng tuyết, núi Sary-Jaz, Kyrgyztan. (Ảnh: CNN) Thành phố cổ Sanaa và thánh đường Al Khbir, Yemen. Mê cung trong thành phố này ngập mùi nhựa cây và hương trầm, và cũng là nơi sản xuất lớn nhất thế giới. "Chụp ảnh từ trên không khá phức tạp, thời tiết cần đủ tốt, nhiếp ảnh gia thì cần giấy phép vì hay bị quy kết là gián điệp ở nước ngoài, và còn yêu cầu một chiếc trực thăng đủ tốt. Đắt giá hơn nhiều, hơn rất nhiều so với chụp ảnh khi vãn cảnh hay trên xe hơi" Arthus nói. (Ảnh: CNN) Tuyết tan tại núi Kilimandjaro, Tanzania Băng giá đã tôn tại hơn 11000 năm nay trên đỉnh núi này đang có nguy cơ biến mất do sự nóng lên toàn cầu, phá rừng và ý thức kém. Các nhà khoa học vẫn đang đặt câu hỏi tại sao đỉnh núi cao nhất châu Phi, ở 5895m so với mực nước biển này đang dần biến mất. (Ảnh: CNN) Tàu phá băng tại vịnh Resolute, Canada Tàu phá băng được sử dụng để mở các tuyến đường hàng hải. Từ năm 1969, Louis- Saint Laurent là tàu lớn nhất và lâu đời nhất hoạt động tại Canada. (Ảnh: CNN) Băng giá tại vịnh Kvalvagen, đảo Spitsbergen, Na Uy Không có nhiều cư dân sống tại đây, nơi ở giữa Đại Tây Dương và biển Bắc Cực. Băng giá phủ kín đất đai, tuy nhiên nhiệt độ tăng dần và biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy và tạo điều kiện khai thác tài nguyên. (Ảnh: CNN) Khu công nghiệp Honda ngập hoàn toàn vào tháng 11/2011, tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Bức tường chống nước cao 6 mét không đủ để bảo vệ khu công nghiệp nơi Honda đặt nhà máy, khỏi triều cường từ sông Chao Phraya. Tuy đa số ô tô đã được chuyển đi trước đó, vẫn có hàng nghìn chiếc bị mắc kẹt hàng tháng trời và phải tiêu hủy. Chi phí cải tạo lên tới 650 triệu đô. (Ảnh: CNN) Lán chợ tại Port Au Prince, Haiti Chợ tại đây được che bởi những lán ghép lại từ nhiều mảnh vải màu sắc. (Ảnh: CNN) Voi ở Okavango Delta, Botswana "Tôi trở thành nhiếp ảnh gia một cách ngẫu nhiên. Vợ tôi, Anne, đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp của tôi, rất giỏi viết lách, còn văn chương của tôi dở tệ, nên tôi nghĩ nhiếp ảnh là cách tốt nhất để kể những câu chuyện về cuộc sống hoang dã. Bạn có thể thể hiện những câu chuyện không thể viết qua những tấm ảnh"- Arthus cho hay. (Ảnh: CNN) Trại tị nạn Dadaab, Kenya Một nhóm lều trắng có thể thấy ở trại tị nạn tại Kenya. (Ảnh: CNN) Chảo ăng ten tại Syria Bình thường, chúng ta ở dưới mặt đất và hình dung ra cảnh vật, nhưng sẽ không bao giờ tưởng tượng ra những điều này khi nhiếp ảnh trên không. (Ảnh: CNN) Trẻ em đội xô, tại Mali Trong mùa khô tại châu Phi, phụ nữ và trẻ em gái thường đi bộ tới 10 cây số để lấy nước và làm các công việc nhà. Quanh khu vực sa mạc Sahara, việc này lấy đi 40 tỉ tiếng đồng hồ mỗi năm. (Ảnh: CNN) Đoàn thồ hàng gần Skardu, thung lũng Indus, Pakistan Thoạt nhìn qua có thể nhầm lẫn rằng đây là một đàn kiến. (Ảnh: CNN) Thu hoạch muối tại Punta Vigia, vịnh Ocoa, Cộng hòa Dominica "Tôi nghĩ các nhiếp ảnh gia đều có một điểm chung, chúng tôi yêu và nhiệt tình với công việc. Thông thường chúng tôi làm việc một mình với nhiều vấn đề, thiếu tiền, những bức ảnh không công bố vì không ai thích chúng dù tôi thì có. Nhưng cuối cùng, chúng tôi luôn mãn nguyện với nghề nghiệp của mình" (Ảnh: CNN) Lạc đà thồ tại hồ Karum, sa mạc Danakil, Ethiopia Đoàn lạc đà đang đi qua khu vực Afar, nơi trũng nhất châu Phi. Sa mạc này cũng là nơi nóng nhất trên trái đất với nhiệt độ lên tới 50 độ C. Afar, hay còn gọi là sa mạc Danakil, có nguồn muối dồi dào và đã được khai thác hàng thế kỉ. Những đoàn thồ hàng trăm con lạc đà vận chuyển nhu yếu phẩm khắp đất nước. Muối được sử dụng để bảo quản, chế biến thức ăn và đổi tiền. (Ảnh: CNN) Hoa loa kèn hồng tại núi Kaw, Guiana thuộc Pháp "Nhiếp ảnh là công việc bắt lấy thời gian. Chụp ảnh và quay video là hai việc hoàn toàn khác nhau. Những gì được tóm lấy trong 1/5000 giây sẽ cứ mãi như vậy"- Arthus chia sẻ. (Ảnh: CNN) Tượng Nữ thần Tự Do, Manhattan, và Trung tâm thương mại Thế giới mới, New York, Hoa Kỳ Tuy thế giới vẫn thay đổi, nhưng chúng sẽ hiện diện trường tồn mãi mãi trong những bức ảnh của ông. (Ảnh: CNN) Theo depplus.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|