Những tòa nhà lập dị nhất Trung Quốc |
Viết bởi An An |
Thứ năm, 23/07/2015, 16:31 GMT+7 |
Nhà cao tầng không nhất thiết phải hình hộp, Và các kiến trúc sư Trung Quốc đã thực hiện tôn chỉ đó rất xuất sắc, thậm chí có những tòa nhà không ai biết mang hình gì ngự trị khắp nơi trên đất nước này. Trong khoảng 3 năm vừa qua, những căn nhà mang hình dáng cổ quái xuất hiện nhiều như nấm tại Trung Quốc, nhiều đến mức ông thủ tướng Tập Cận Bình đã phải ban thông tư yêu cầu các nhà thi công và thiết kế đừng xây những thứ.... khó hiểu giữa lòng đô thị nữa. Sau đó, phong trào xây nhà "dị" chỉ dừng lại vài tháng rồi đâu lại hoàn đấy. Dưới đây là 11 tòa nhà được đánh giá là lập dị nhất quốc gia này tới thời điểm hiện tại, một số đã có từ lâu, một số đang xây và một số vẫn còn trên bản vẽ. Nhưng chúng đều có một điểm chung, đó là chỉ có tại Trung Quốc. Bảo tàng văn hóa tỉnh Giang Tô Tọa lạc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, bảo tàng này mang hình dáng của một cái ấm trà, món đồ vật đặt trưng trong văn hóa Trung Quốc. Tòa nhà City of Dream 8 Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Zaha Hadid, người từng được giải thưởng thiết kế danh giá Pritzker, nằm trong chuỗi 5 khách sạn mang tên "City of Dreams" và được đánh số 8, cô Zaha mong rằng City of Dreams 8 sẽ là một kiệt tác làm nên bộ mặt cho Macao, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra nếu tòa nhà này ít lỗ và lưới hơn một chút. Tòa nhà Langham Với thiết kế nhang nhác siêu "tổ ấm" tỷ đô Antilia của đại gia giàu nhất Ấn Độ, Langham thậm chí có quy mô khủng hơn Antilia nhiều lần, Được khánh thành năm 2013 ở Quảng Châu, theo lời chủ đầu tư, tòa nhà này mang hình đôi cánh gập, đem tới cảm giác tự do và rộng lớn. Nhưng với những người không có con mắt nghệ thuật tốt cho lắm, thì Langham giống một chồng sách vừa bị mèo nhảy qua - xô lệch và méo mó. Khách sạn Sheraton - Hồ Châu, Chiết Giang Có lẽ đây là khách sạn Sheraton đặc biệt nhất trên thế giới với thiết kế hình cái móng ngựa - biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Trung Quốc, nhưng có lẽ không may mắn tới mức phải bỏ tới 1,5 tỷ USD ra để xây khách sạn này, vâng, một cái móng ngựa khổng lồ giữa nền trời Chiết Giang. Trụ sở công ty cao su Zhongce Zhongce là đế chế cao su khổng lồ tại Trung Quốc, cung ứng và sản xuất phần lớn lốp xe máy, xe hơi, xe tải, máy bay tại đất nước này, thay bằng xây nhà hình cái lốp xe, tòa trụ sở này lại mang hình dạng rất khó diễn tả và trừu tượng, hầu như mỗi người đều nhìn ra một thứ khác nhau. Theo phát ngôn viên của Zhongce, tòa nhà được lấy cảm hứng từ con tàu biển, tượng trưng cho việc vượt qua sóng lớn. Nhưng không ai giải thích khối vuông vắn nằm cạnh con tàu là gì, két sắt chăng? Khách sạn Sunrise Kempinski Tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, dự án tòa nhà hình quả trứng này mang tham vọng sẽ lật đổ ngôi vương của những kiến trúc kì quặc khác, nhưng có lẽ nó không thể, vì Sunrise Kempinski trông bình thường nhất trong số tất cả những tòa nhà có mặt trong bài viết này. Tòa nhà Đông Môn Nằm tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, tòa nhà chọc trời mang tên "Cánh cổng phương đông" cao tới 300 mét và được người dân thành phố này gọi là "Cái quần lớn nhất thế giới". Khu trụ sở công ty NetDragon Được xây dựng dựa trên hình dáng con tàu vũ trụ trong phim Star Trek, trụ sở công ty sản xuất game online NetDragon mang ý nghĩa "Đi tới những nơi chưa ai từng đặt chân đến". Tòa soạn tờ Nhân dân Nhật báo Được khánh thành từ năm 2013 tại thủ đô Bắc Kinh, tòa nhà này trở nên nổi tiếng toàn cầu vì hình dáng kỳ dị của nó, được lấy cảm hứng từ cái bút - vật tượng trưng cho nghề báo, nhưng khi hoàn thành trông nó không giống cái bút cho lắm. Trụ sở công ty nhựa Quảng Đông Đơn giản mà vẫn kỳ quặc - đó là tòa nhà mang hình dáng đồng xu của công ty nhựa Quảng Đông. Tòa nhà này đã hoàn thành tham vọng của nó: Trở thành kiến trúc đặc trưng của cả thành phố Quảng Châu. Tòa nhà CCTV Nắm giữ chức vô địch trong danh sách nhà dị tại Trung Quốc chính là tòa nhà CCTV tại Bắc Kinh, mang hình dáng không ai có thể diễn tả nổi, thủ tướng Tập Cận Bình đã lấy tòa nhà này làm ví dụ trong bài phát biểu kêu gọi ngừng xây nhà kỳ quặc tại Trung Quốc. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|