Tiết lộ “bí kíp” làm giàu của các tỷ phú TG |
Thứ ba, 26/11/2013, 11:04 GMT+7 |
Bỏ học giữa chừng khi vẫn đang là sinh viên Đại học Harvard – một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về đào tạo các nhà quản lý, không có trong tay tấm bằng cử nhân như bao sinh viên bình thường khác, Bill Gates lập nghiệp với 1000 USD trong tay và đến nay, tổng trị giá tài sản của ông đã lên đến 72,9 tỷ USD. Con số này đã giúp Bill Gates giành lại vị trí tỷ phú giàu số 1 thế giới năm 2013 và lập kỷ lục 20 năm liên tiếp là người giàu nhất nước Mỹ. Vậy điều gì đã tạo nên thành công của Bill Gates, cũng như hàng trăm tỷ phú khác trên thế giới? 1. Bill Gates và bí quyết chớp lấy thời cơ Trong kỷ nguyên của lạo động tri thức, kiến thức về kỹ thuật và tính sáng tạo là những vốn quý mới trong kinh doanh. Kết hợp được những yếu tố này với tính nhạy bén bên trong kinh doanh và bản chất thích cạnh tranh cao, bạn sẽ thành công. Đối với Bill gates, việc chớp lấy thời cơ và một chút may mắn đã đưa ông lên đỉnh cao. Bill Gates vào học Harvard trong mùa thu năm 1973. Ở tuổi 20 đầy hoài bão và khát vọng trên ghế nhà trường, Bill Gates đã nhận ra rằng mình không có định hướng cụ thể cho việc học tại Đại học Harvard. Chớp thời cơ khi công nghệ thông tin phát triển, Bill Gates đã quyết định nghỉ học và bắt đầu công việc kinh doanh. Hai năm sau, ông bỏ học để thành lập Microsoft cùng với người bạn Paul Allen. Và đến năm 2007, Bill Gates nhận được bằng tiến sỹ danh dự của trường Harvard. Gates phát triển niềm đam mê với máy tính của mình từ khi còn rất ít tuổi và đã được học lập trình từ những năm học trung học. “Thậm chí khi còn là một đứa trẻ, Gates đã tự quyết định làm mọi thứ và Gates cảm thấy hạnh phúc với những điều đó. Ông vua phần mềm Bill Gates trong một cuộc gặp gỡ với tỷ phú Caros Slim Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì Gates đã luôn mong muốn và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi tiếng thế giới. Từ đó trở đi, Gates tìm mọi cách để biến mục tiêu đó thành hiện thực. Nhờ có sự nỗ lực, chăm chỉ vươn lên, Gates đã dành nhiều thời gian để trau dồi thêm nhiều kỹ năng, tìm kiếm thông tin hữu ích cho công việc và bản thân. Mọi việc Gates làm đều hướng tới mục tiêu chiến lược đã đề ra. Từ phá vỡ quy tắc một cách hợp lý… Trường học không phải nơi dành cho Gates và ông ta biết rõ điều này. Năm 20 tuổi, Gates đã bỏ học tại trường Harvard và sáng lập nên Microsoft. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng là đúng và hợp lý với tất cả mọi người. Do vậy, trước khi đưa ra quyết định thôi học, bạn nên cân nhắc kỹ về những hậu quả xấu có thể xảy đến với bạn. Đó là sự khác thường của Gates so với mọi người nhưng với một con người phi thường và thông minh như Gates thì quyết định bỏ học đôi khi lại mở ra cơ hội thành công cho Gates sau này. Đến mang máy tính đến mọi nhà Niềm tin của Gates về việc "máy tính sẽ xuất hiện trên từng chiếc bàn làm việc, trong từng căn hộ gia đình" đã trở thành sứ mệnh kiêm "thần chú" tại Microsoft trong suốt hơn 3 thập kỷ qua. Khi sử dụng máy tính cá nhân, người ta đã nhớ về phần mềm của Microsoft nhiều hơn là nghĩ tới phần cứng hay thiết bị. Hệ điều hành Windows đã trở thành gương mặt nhận dạng của gần như mọi cỗ PC. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính Microsoft đã giúp phổ cập hóa máy tính cá nhân và hút người dùng đến với PC. Ngày nay, có tới 90% số máy tính để bàn trên toàn thế giới đang sử dụng Windows. Liệu còn biểu tượng nào xứng đáng hơn để mô tả thành công của Microsoft và Bill Gates nữa hay không? 2. Caros Slim – ông trùm truyền thông Carlos Slim không chỉ đáng chú ý vì khối lượng tài sản ước tính lên tới 49 tỷ đô la, mà còn vì ông là người đứng đầu danh sách 10 tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất trong năm. Carlos Slim là “ông trùm” trong lĩnh vực truyền thông. Không thỏa mãn với vị trí là nhà cung cấp các dịch vụ truyền thông lớn nhất Mexico, chủ hãng Telefonos de Mexico (Telmex) này còn có tham vọng mở rộng chi nhánh ra nhiều nước khác trên thế giới, mà trước hết là thị trường châu Mỹ La tinh. Năm 2003, Carlos Slim đã mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell South Sao Paulo của Brazil, đồng thời cũng đang nắm cổ phần chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Brazil là Embratel Participa. Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần mà MCI đang nắm giữ cho Telmex sau khi tập đoàn viễn thông của Carlos Slim thắng trong một đợt đấu thầu công khai. Có thể nói tin học, viễn thông là hai lĩnh vực mà Carlos Slim dành nhiều công sức để đầu tư vào nhất và chúng cũng đem lại cho ông những kết quả mỹ mãn. Nếu nhiều người gọi Warren Buffett là người đàn ông có phép lạ với các đồng đôla, thì Carlos Slim là huyền thoại về người “động vào cái gì, cái đó biến thành vàng”. Còn đối với Slim, cơ hội lớn đầu tiên đã đến với ông vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1982 tại Mexico. Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này tìm cách chạy trốn khỏi đây vì hoảng sợ. Slim đã nhận định rằng: “Giá trị thấp của rất nhiều công ty tại thời điểm này là bất hợp lý”. Ông đã tìm cách mua những công ty được rao bán với giá rất rẻ lúc đó và thu về không biết bao nhiêu lợi nhuận. Đến năm 1990, Carlos Slim cũng mới chỉ được biết đến ở Mexico là chính. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của Tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ La tinh thì thế giới mới giật mình vì Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Cơ hội đến với ông khi Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng Carlos Slim táo bạo đến liều lĩnh, bỏ hết tiền vốn của mình để lao vào đấu thầu. Cuối cùng, với 1,7 tỷ đôla, ông đã mua gần như toàn bộ cổ phiếu của tập đoàn này. Giá khi đó của một cổ phiếu của Telmex có 0,8 cent. Còn bây giờ giá của chúng trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 45-50 lần so với thời điểm đó. 3. Warren Buffet – Bí kíp đầu cơ cổ phiếu giá rẻ và phát triển hoạt động kinh doanh có tiềm năng Warren Edward Buffett sinh năm 1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và nhiều năm liền được tạp chí Forbes xếp ở top 10 người giàu nhất thế giới. Được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha" , Buffet nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. Cuộc đời Warren Buffett như một trang sách dài với muôn ngàn bài học và triết lý kinh doanh mà hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ. Cái tên Warren Buffett đã trở nên quá nổi tiếng. Nhưng chắc hẳn ít ai biết ông được xem là một nhà đầu tư giá trị luôn bình thản trước mọi sự thổi phồng, cường điệu và kích động trên thị trường. Ông không ngần ngại đầu tư vào các loại cổ phiếu được xem là tẻ nhạt, xuống giá, thậm chí, đang ở trong tình thế xấu nhất. Ngoài việc là chủ nhân của Tập đoàn Berkshire Hathaway, hiện ông đang nắm giữ cổ phần lớn của Tạp chí Time, công ty quảng cáo hàng đầu của Mỹ Ogilvy&Mathew, Công ty Interpublic, Hãng nước ngọt Coca-Cola, American Express, Walt Disney và Gillette… Đó là chưa kể tới một số công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General Re. Warren đã “giăng lưới” như thế nào mà có thể kiếm được nhiều tiền đến vậy, ngay cả trong những lĩnh vực mà trước ông chẳng ai nhìn thấy tiền đồ phát triển? Ông đã làm được điều đó bằng hai nguyên tắc đơn giản: Mua những công ty khi giá của nó rẻ và tập trung vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát triển. Buffett đã tạo ra một khối lượng của cải đáng kể khi ông mua lại 5% tổng số cổ phiếu của hãng American Express khi hãng này đang rơi vào tình trạng nợ nần. Trong bức tranh tranh tối trang sáng của thị trường vào năm 1964, ông đã mua cổ phiếu của hãng này với giá rẻ bất ngờ. Ông nhận ra rằng đây vẫn là một công ty có thương hiệu mạnh và có cơ hội làm ra tiền. Khi ông mua, giá mỗi cổ phiếu chỉ có 35 USD, nhưng chỉ năm năm sau, giá của chúng đã lên đến 189 USD. 4. Ông trùm bất động sản Donald Trump và bí quyết “đi vay tài chính” Nổi danh là một nhà kinh doanh bất động sản vĩ đại, Donald Trump - tỉ phú người Mỹ, từ lâu đã trở thành cái tên khiến nhiều nhà đầu tư khác “lo ngại”. Ông trùm bất động sản này đã thực hiện hàng loạt vụ đầu tư địa ốc thành công và sáng tạo đến không tưởng, tung hoành từ giới bất động sản New York ra toàn thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, Donald Trump thường được so sánh như thầy “phù thủy” trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc giống như George Soros của ngành tài chính hay Bill Gates của công nghệ thông tin… Tuy nhiên, con đường sự nghiệp của Donal Trump không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng và đã có những lúc vận may “ngoảnh mặt” với ông. Sau những huy hoàng của thành công sớm đạt được, vào cuối những năm 1980, sau khủng hoảng và sự đi xuống của ngành bất động sản, việc kinh doanh của Trump đã gặp rắc rối. Theo nhiều nguồn tin, khi đó, Trump nợ ngân hàng 9.8 tỉ USD, và nếu là người khác thì có lẽ đã gục ngã vĩnh viễn. Nhưng Trump vẫn vượt qua và thậm chí vươn lên vào top những người giàu nhất thế giới. Donald Trump cho rằng “Để trở thành một nhà tỷ phú hay triệu phú, không nhất thiết là chỉ tích lũy tài sản theo thời gian. Hãy giả vờ như thế cho đến khi bạn thực hiện được nếu cần thiết. Bạn sẽ cần phải giả vờ là bạn đang thành công và có rất nhiều tiền trong các tài khoản tích lũy, trong khi thực tế bạn chỉ có vài ngàn trong ngân hàng” Tư tưởng chủ yếu mà Donald muốn nhấn mạnh chính là “Hãy cố thể hiện mình “đã là triệu phú” trước khi bạn thực sự “trở thành triệu phú”. Thành công từ kinh doanh tài chính không hề phức tạp, chỉ cần bạn tin rằng mình có thể làm được. Và một khi bạn nổi tiếng, bạn có uy tín và đáng tin cậy, bạn có thể tích lũy tài sản lên rất nhiều lần bằng rất nhiều cách khác nhau”. Quan điểm kinh doanh của Donald khá khác biệt khi ông không tập trung tạo ra tài sản cho mình, mà sử dụng người khác để tạo ra tài sản. “ Đó là lý do tại sao mà Donald Trump từ một nhà triệu phú rơi vào cảnh nợ nần hơn 9 triệu đô la lại có thể vươn lên trở thành nhà tỷ phú giầu hơn bao giờ hết” – nhà báo Steve Siebold phát biểu trên tạp chí Business Insider. Donald Trump: Hãy cố thể hiện mình “đã là triệu phú” trước khi bạn thực sự “trở thành triệu phú” Đồng thời, Trump cũng từng nhấn mạnh rằng làm giàu và thành công nằm ngay trong suy nghĩ, đừng bao giờ quá thất vọng về thất bại của bạn. Và một khi bạn đã có thành công nhất định về tài chính, bạn sẽ có tiềm lực để thành công hơn nữa. Bài học “đi vay ngân hàng” mà Trump chia sẻ: Cứ thực hiện những nguyên tắc mà bạn cho là căn bản sẽ hiếm có ông chủ ngân hàng nào không mở hầu bao. Theo Trump, mượn tiền phải nói là “mượn cần làm ngay vì có món hời không thể để vuột mất”. Trên tay người đi vay luôn có sẵn danh sách những thế chấp có bảo hiểm như cổ phiếu, trái phiếu, vật cầm cố… bất chấp giá trị của chúng chẳng thấm vào đâu với số tiền định vay. Kinh nghiệm của ông đã cho thấy rằng đó là cách đơn giản nhất để thuyết phục chủ nợ. Vay và trả theo tích lũy đúng thời hạn. Nói một cách đơn giản là đầu tiên chỉ mượn ít, trả đúng kỳ; sau đó vay tiếp nhiều hơn, và cứ thế… miễn là tạo được một hồ sơ vay trả “hoành tráng”, đủ uy tín thời gian đến nỗi chủ ngân hàng phải trịnh trọng lưu riêng một chỗ trong két sắt. Tuy cách này khá tốn tiền trả lãi, nhưng tính chênh lệch với lời từ tiền vay được đầu tư thì nó sẽ chẳng đáng là bao. Cứ thế mà đi sẽ đến một lúc nào đó nhà băng sẽ sẵn sàng cho ta mượn những món khổng lồ đúng lúc ta thực sự cần, cho dù họ sẽ phải vi phạm vài nguyên tắc quy định của chính họ, vì khi đó ta đã thành khách hàng thân thiết. Chủ nhà băng khôn ngoan sẽ không bao giờ để vuột mất những con nợ tốt và có tiềm năng trả nợ cao. Mánh đi vay “lấy bột gột nên hồ” của Donald Trump là thế! 5. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch và thỏa thuận tiền hôn nhân Rupert Murdoch, tên thật là Keith Rupert Murdoch, được xem là một trong những ông trùm truyền thông toàn cầu, đạt được nhiều thành công nhất trong lịch sử ngành truyền thông. Tập đoàn News Corporation của Murdoch đã sở hữu hơn 800 công ty con ở trên 50 quốc gia với tổng giá trị lên 5 tỉ USD. Murdoch khởi đầu sự nghiệp bằng báo giấy, tạp chí và một số kênh truyền hình tại quê hương Úc. Ít ai có thể tin rằng chỉ bằng những “tài sản” đó mà sau này Murdoch có thể biến News Corp. trở thành một đế chế truyền thông đa phương tiện hùng mạnh nhất thế giới. Vào thời huy hoàng của ông, người ta còn phải thốt lên rằng: “Trong đế chế của Rupert Murdoch, mặt trời không bao giờ lặn”. Tuy nhiên, giấc mộng bá chủ ngành truyền thông của Murdoch tan vỡ khi giữa năm 2011, vụ scandal nghe lén để có được những tin giật gân, độc nhất vô nhị của người nổi tiếng, các chính trị gia và hoàng gia bị phanh phui. Đứa con cưng “News of the World” của Murdoch bị khai tử. Sau một năm cố gắng bám trụ, đến ngày 21/7/2012, Murdoch đã chính thức phải đệ đơn từ chức Tổng giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch News Corp. Rupert Murdoch đã trải qua ba cuộc hôn nhân với ba người vợ. Và chi phí cho mỗi vụ ly hôn không hề nhỏ. Nếu như chi phí cho vụ ly hôn với người vợ thứ 2 Anna Muroch lên tới 1.7 tỷ USD (dẫn đầu về mức chi phí ly hôn cho tới nay), thì đến vụ ly hôn thứ ba với “hổ phu nhân” Đặng Văn Định (quốc tịch Trung Quốc), mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa vào vào ngày 20/11 một cách nhanh gọn trên cơ sở “tôn trọng lẫn nhau” do hai bên đã có một thỏa thuận tiền hôn nhân. Chi tiết về việc giải quyết vụ ly hôn không được tiết lộ công khai nhưng các tạp chí nhận định, vụ ly hôn này sẽ ít tốn kém hơn cho Murdoch so với người vợ trước. Bài học rút ra: Murdoch rất biết cách quản lý với số tiền của mình sau 3 cuộc hôn nhân. Tỷ phú Murdoch và người vợ thứ 3 thời còn hạnh phúc Theo các chuyên gia tài chính và luật sư, thỏa thuận tiền hôn nhân đóng một vai trò quan trọng. Mục đích của thỏa thuận tiền hôn nhân không chỉ là để đảm bảo bảo cho mỗi bên lấy được những gì họ đáng được hưởng mà còn để giải quyết những tranh chấp về tiền bạc. Nói chuyện với chuyên gia tài chính Mellody Hobson, ABC News giải thích lý do vì sao các thỏa thuận tiền hôn nhân ngày càng phổ biến: Nhiều người vẫn kết hôn khi đang trong tình trạng nợ nần và chồng (hoặc vợ) của họ muốn được bảo vệ để tránh những vấn đề tiền bạc đó sau hôn nhân. Họ muốn bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, thỏa thuận tiền hôn nhân không chỉ bao gồm về vấn đề tiền bạc, nó còn có thể quy định cách xử lý các vấn đề của bạn khi bạn qua đời. Hobson tin rằng một thỏa thuận tiền hôn nhân là một ý tưởng tốt cho tất cả mọi người . Theo số liệu điều tra thì 44% người đôc thân, 49% những người đã ly hôn đều cho rằng thỏa thuận tiền hôn nhân là một việc cần thiết và 15% những người ly hôn đã tiếc vì đã ko làm điều đó. Tìm cách làm giàu cũng giống như việc tìm đường để đi. Dù đi trên bất cứ con đường nào, nếu quyết tâm và cố gắng, chúng ta đều sẽ đến được đích. Nhưng làm sao để chọn con đường ngắn nhất, ít chông gai thử thách nhất. Đó mới là điều cần suy nghĩ. Theo khampha Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|