Cùng DVĐA Phi Thanh Vân tìm hiểu thương hiệu "dừa xiêm lùn" |
Viết bởi Kim Cúc | |
Thứ sáu, 23/05/2014, 13:34 GMT+7 | |
Chuyến đi trải nghiệm thực tế tại Bình Chánh giúp DV Phi Thanh Vân hiểu hơn về nghề trồng dừa & quá trình kỳ công, khó nhọc của người nông dân đồng thời trân trọng hơn những thành quả lao động sản xuất. Là người đẹp với làn da nâu khỏe khoắn nay lại xuất hiện trước công chúng với làn da “trắng như sứ”, DVĐA Phi Thanh Vân dường luôn thu hút mọi ánh nhìn của người đối diện đặc biệt là đối với một số người dân ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM trong những ngày tháng 5 này khi cô đến đây với Hành Trình Xanh. Trong những ngày nắng nóng thế này, vì sao Phi Thanh Vân lại đồng ý cùng Hành Trình Xanh đến với xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM? Bản thân Vân trước đây là một người mẫu và nay là một DVĐA, công việc này cho Vân đi nhiều và tiếp xúc được với nhiều người trong đó cá cả người nông dân. Ở họ, Vân luôn thấy toát lên một sự hiền lành, chất phác, rất đáng yêu. Vì vậy khi Hành Trình Xanh ngỏ ý mời Vân “làm” một chuyến hành trình về với huyện Bình Chánh, TP. HCM để tìm hiểu về cuộc sống của bà con nông dân nơi đây nói chung và tìm hiểu về nghề trồng dừa xiêm lùn nói riêng, Vân đã rất háo hức, sắp xếp mọi công việc để tham gia chương trình này. Dù bận rộn nhưng Phi Thanh Vân đã rất háo hức, sắp xếp mọi công việc để cùng Hành Trình Xanh về với huyện Bình Chánh, TP. HCM tìm hiểu về cuộc sống của bà con nông dân Khi được đi thực tế, bản thân Vân thấy cuộc sống bà con nông dân mình nơi đây như thế nào? Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM là một xã thuộc huyện ngoại thành. Đây là vùng đất bị nhiễm phèn nơi bà con nông dân ở đây không trồng được cây gì ngoài những cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, nơi đây lại nổi tiếng với thương hiệu “dừa xiêm lùn” điều này cho thấy bà con nông dân đã không ngừng nỗ lực cố gắng, tìm tòi giống cây mới để canh tác sản xuất qua đó góp phần cải thiện kinh tế gia đình và hướng dần đến cuộc sống ấm no và sung túc hơn. Và những vất vả của người nông dân cùng sự cố gắng vươn lên của họ Vân trân trọng vô cùng. “Dừa xiêm lùn” có gì lạ so với những trái dừa mà Vân đã được thưởng thức trước đó không? Bản thân Vân cũng thấy rất bất ngờ khi đến đây và được biết về cây dừa xiêm lùn. Theo một số người dân trồng dừa nơi đây cho biết: “ Dừa xiêm lùn hay còn gọi là dừa xiêm lục hoặc dừa xiêm chu. Việc chọn giống ươm dừa phải hết sức kỹ càng vì dừa trồng xuống phải 4 - 5 năm mới cho trái, và có thể khai thác trên 50 năm. Loại dừa này cho trái sớm, năng suất cao, chất lượng ngọt hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.” Quả thật nhờ có đi như thế này Vân mới hiểu hơn về nghề trồng dừa cũng như biết trân trọng hơn khi mỗi trái dừa chúng ta uống là cả một quá trình kỳ công, khó nhọc của người nông dân. Cô cảm thấy rất vui khi tự tay mình tham gia và trải nghiệm một số công việc mà người nông dân phải làm thường ngày, cụ thể ở đây là việc trồng dừa xiêm lùn. Một ngày được đồng hành với Hành Trình Xanh, Phi Thanh Vân thấy có gì khác so với các chương trình khác mà Vân cũng tham gia với vai trò khách mời? Khác nhiều chứ (cười). Đối với một số chương trình mà Vân được tham gia với vai trò khách mời, phần quay hình đều được quay trong phim trường, tránh được cái nắng nóng. Còn đối với Hành Trình Xanh, bản thân người khách mời như Vân đây, phải đi thực tế bên ngoài, phải tự tay mình tham gia và trải nghiệm một số công việc mà người nông dân phải làm thường ngày, cụ thể ở đây là việc trồng dừa xiêm lùn. Có làm mới có thấy rằng, tất cả những gì thuộc về thành quả của lao động sản xuất đều rất đáng trân trọng. Kỷ niệm nào đọng lại trong Vân từ chương trình này? Có lẽ, nếu không tham gia Hành Trình Xanh, mãi mãi chẳng bao giờ Vân có thể biết được một số mẹo vặt trong việc ươm giống, trồng dừa. Nguyên tắc chọn giống theo phương thức “dừa tơ, cau lão”, nghĩa là chọn giống ở những cây dừa tơ độ 10 - 15 tuổi. Dừa mẹ có một gốc to vừa phải không thưa lá, quày dừa sai quả, không bỏ bẹ, tức quày luôn nằm trên bẹ nếu không sẽ bị sút buồng; trái dừa to vừa, vỏ mỏng, cùi dày. Muốn lấy dừa giống đợi dừa qua giai đoạn rám vỏ, cắt nguyên buồng dòng dây xuống đất không được để rơi làm dập quả. Người kỹ tính am tường việc chọn giống thường bỏ những quả đầu và những quả cuối. Còn lại cắt rời từng quả thả xuống nước. Theo kinh nghiệm quả nào “bơi đứng” phần cuống thẳng lên là tốt nhất, sẽ có mọi đặc tính giống cây mẹ. Cũng có người đánh dấu phần nổi lên trên, khi ươm cũng đặt đúng chiều này thì cây mới lên mầm tốt. Dừa giống đặt nơi đất tốt có độ ẩm thích hợp, khi dừa lên mộng độ gang tay, rễ vừa bén đất thì đem trồng. Không nên để quá to khi bứng đi bị đứt rễ, dừa phát triển kém.. Những trải nghiệm thú vị khiến cô yêu quý sự hiền lành, chất phác, gần gũi của bà con nông dân & trân trọng hơn mọi thành quả của lao động sản xuất Xem ra từ chuyến đi thực tế này, Phi Thanh Vân đã có rất nhiều kiến thức về việc ươm mầm và trồng dừa? Quả thật chuyến đi này cho Vân rất nhiều kiến thức về việc trồng dừa, qua đó Vân càng thêm hiểu và thêm thương cho sự vất vả của người nông dân. Không chỉ vậy Vân còn cơ hội được giao lưu cùng với đội bạn, được cùng nhau tranh tài trong phần thi trồng dừa, thật là vui, điều này đã giúp cho mọi người gắn bó với nhau nhiều hơn./.
Bài: Khang Khôi - Nguồn: Tincom Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|