top-banner-2

Thứ ba, 06/08/2013, 14:22 GMT+7

Biên tập viên Quỳnh Như: “Vầng thái dương của tôi chính là mẹ”

Thứ ba, 06/08/2013, 14:22 GMT+7

Cùng lắng mình qua những chia sẻ thân thương mà Quỳnh Như - Biên tập viên đài truyền hình HTVC dành cho mẹ mình:

Không có tình yêu nào trên cuộc đời này lớn lao hơn tình yêu thương của Mẹ dành cho con. Không có trái tim nào bao dung chở che cho con hơn trái tim của Mẹ. Và không có một vì sao nào tỏa sáng bước con đi hơn ánh sao lung linh từ đôi mắt Mẹ.

Tôi đã có một vì sao rực rỡ như thế, của Mẹ tôi, điểm tựa của tôi trong cuộc đời. Người ta thường hay nói: “Phụ nữ chân yếu tay mềm, khó làm nên nghiệp lớn”. Nhưng với Mẹ tôi, mẹ yếu toàn diện bên trong và che giấu sự mềm yếu đó bằng vẻ ngoài cứng cỏi và mạnh mẽ của hình thể. Bởi, mẹ bị di chứng của chiến tranh để lại với những vết thương trên đỉnh đầu, trong tim, trong ngực. Mỗi lần trái gió trở trời là mẹ đau nhức, bị hành hạ đau đớn. Nhưng Mẹ vẫn gánh chịu một mình, không than thở. Mẹ nói, mình còn sung sướng hơn bao nhiêu người khác. Đó là sự mạnh mẽ của Mẹ. Mẹ vẫn cố lướt qua những cơn mệt mỏi mà học tập, rèn luyện thể thao, gánh vác nhiều trọng trách lớn của xã hội. Một nghị lực phi thường mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể có được.

Nguyên là Phó Giám đốc Sở Thể dục thể thao TPHCM, hiện nay mẹ đảm trách công việc xã hội chăm lo cho Người cao tuổi, già yếu neo đơn của TP, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Phường Tân Định quận 1 - Ủy viên BCH hội người cao tuổi TPHCM và Trung ương. Sau bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước, cho công tác, bây giờ về hưu, Mẹ vẫn lo toan cho cộng đồng, xã hội. Lo toan đến quên thân. Từ sáng sớm đến chiều tối, Mẹ vẫn họp hành, giấy tờ, công văn, lo xin tiền cho các người nghèo, người già cơ nhỡ… Nào ai biết, phía sau lưng Mẹ vẫn còn nỗi nhọc nhằn của trách nhiệm gia đình, trách nhiệm với dòng họ, và còn cả những nỗi đau âm thầm của riêng Mẹ. Mỗi lần Mẹ bệnh, Mẹ đau, kêu Mẹ đi bênh viện, Mẹ lại lắc đầu. Mẹ sợ. Sợ sẽ gục ngã trên giường bệnh. Sợ không lướt qua được như đã từng lướt.

Cứ như thế, Mẹ vẫn sống với niềm đam mê công tác. Nào có một vinh quang hào nhoáng nào từ những công việc thầm lặng như thế. Mẹ như một con ong cần mẫn, góp mật cho cuộc đời mà không đòi hỏi một sự đền đáp công lao. Mẹ nói, nếu ai cũng lo cho bản thân mình, thì ai sẽ lo cho những người già, những người nghèo bất hạnh. Hiểu Mẹ, cả nhà đều tự lo cho mình, để Mẹ yên tâm công tác. Nhưng Mẹ vẫn chợ búa mỗi ngày, lo bữa sáng cho Ba, lo đi bỏ báo “Người Cao tuổi” từ 4h sáng ở khắp các quận. Sức lực của Mẹ cũng thật phi thường.

https://mail-attachment.googleusercontent.com/attachment/?ui=2&ik=3e76cb9532&view=att&th=1404cc1ec42abd64&attid=0.4&disp=inline&safe=1&zw&saduie=AG9B_P-CWiUTAs2zKly-Zp90HtC-&sadet=1375774015465&sads=LeJ7qfD8l4F2dXIpmS0KhEqZd38

Có thể nói, Mẹ từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao của TP, thế nhưng Mẹ không nghĩ gì cho riêng mình. Đã vậy, khi sắp từ giã nhiệm vụ, Mẹ lại chịu đựng áp lực tinh thần từ những người cấp dưới, những búa rìu dư luận áp đặt một cách vô căn cứ. Sự ganh tỵ, nhỏ nhen của một số người đã làm Mẹ tôi mệt mỏi. Nhưng rồi, Mẹ vẫn vô tư bỏ qua tất cả, vẫn tay bắt mặt mừng với đám đông và các cá nhân ấy. Bình minh sáng rồi cũng xua tan bóng tối vị kỷ. Mẹ vẫn là Mẹ, của chân lý và ánh sáng. Không phải người phụ nữ nào cũng có thể làm được như Mẹ tôi, nghị lực vượt qua áp lực một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng. Tất cả phải đều xuất phát từ cái Tâm và cái Đầu trong sáng, không vụ lợi.

Có ai mà như Mẹ, bao nhiêu năm cống hiến, xả thân vì lý tưởng, vì quê hương, đến bây giờ nhìn lại, Mẹ trắng tay. Một cái nhà riêng cho mình, Mẹ vẫn không có. Tóc ngả màu chiều, vẫn âu lo, vẫn suy nghĩ về một mảnh vườn cho riêng mình. Biết đến bao giờ, Mẹ mới thực sự có một tờ giấy chứng nhận trong tay cho mảnh đất của mình? Thế nhưng, Mẹ tôi vẫn nhoẻn miệng cười, vẫn nhiệt tâm với công việc xã hội. Không một chút từ nan. Có ai được như Mẹ. Đám giỗ ngoại tôi, Mẹ không một lời mời. Vậy mà rất nhiều các bác, các cô chú anh chị đã từng công tác với Mẹ, kể luôn những người đã từng đối đầu với Mẹ, vẫn nhớ và vẫn đến. Mặc dù, đám giỗ ở tận Bến Tre, đường làng ngoằn ngèo hun hút. Khi đương chức, người ta đến là lẽ thường. Nhưng giờ đây, Mẹ tôi không có chức tước nào cả, thì sự quan tâm ấy mới đáng được trân trọng.

Và Mẹ tôi đã dạy dỗ hai chị em tôi bằng chính hành động cao cả ấy. Không giáo điều, không la hét, không đòn roi. Chỉ bằng hành động thực tế từ cuộc sống của Mẹ. Ở Mẹ, không có sự hiện diện của vật chất và hào quang mà chỉ có sự giản dị và chân thành của tấm lòng. Mẹ có rất nhiều con gọi bằng Má Thắm. Mẹ có rất nhiều cháu ngoại, cháu nội của làng thể thao TP. Mẹ có nhiều đứa con tài năng đẳng cấp VN và quốc tế, vẫn ghé thăm Mẹ bất kể lúc nào và nhờ vả Mẹ bất cứ dịp nào. Như vậy là Mẹ vui lắm rồi. Cuộc đời vật chất vinh quang là phù phiếm, điều quan trọng ghi dấu cho cuộc đời mình chỉ có tình người đối đãi với nhau mới là vĩnh cửu.

Mẹ thật sự là một vì sao rực rỡ, không chỉ của riêng Con.

" Dù vết thương hằn đau mỗi ngày

 Môi mẹ vẫn cười, mắt vẫn sáng long lanh"

Vì chương trình có thay đổi, chỉ diễn ra một buổi duy nhất vào tối 10/8 thay vì cả ngày 11/8 như dự kiến, nên nhiều khách tham quan vẫn chưa kịp mua tranh. Đáp ứng nhu cầu của những người yêu nghệ thuật và có lòng hảo tâm đối với những việc thiện nguyện, Ban Tổ chức đã quyết định đưa tất cả những bức tranh sen, tranh mẹ con Mùa Vu lan, sách ảnh Bóng Mẹ về chùa Từ Quang - Bình Chánh (B1/7 Quốc Lộ 1A - Ấp 2 - Xã Tân Kiên – H.Bình Chánh - TP.HCM) từ 12 âm lịch đến hết tháng 7 âm lịch (DL 18/8 đến 4/9) để cho các Phật tử có thể tham quan và mua tranh ủng hộ chương trình.


Cine Dương - Photo : Xuân Anh


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Biên tập viên Quỳnh Như: “Vầng thái dương của tôi chính là mẹ”

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc