Lần đầu doanh nhân hát tình ca trên HOMEtv |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 26/08/2016, 09:23 GMT+7 |
Với mục đích tạo sân chơi cho các doanh nhân có cùng đam mê với dòng nhạc Bolero, đồng thời mở rộng môi trường giao lưu, giải trí và kết nối cho các doanh nhân và doanh nghiệp, chương trình "Doanh nhân và Bolero" do HOMEtv tổ chức ra đời với ý nghĩa như thế. Chương trình Doanh nhân và Bolero - 'Lần đầu doanh nhân hát tình ca do HOMEtv tổ chức Từ nguồn gốc của một điệu nhảy… Bolero là thể loại nhạc có ca từ giản dị, ca từ sâu lắng, có nguồn gốc từ điệu nhảy Tây Ban Nha, được du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu thập niên 50 bắt đầu từ miền Nam. Có nhiều ý kiến về khởi nguồn của Bolero ở Việt Nam, chẳng hạn như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì cho rằng, người đầu tiên nghĩ ra Bolero Việt Nam là nhạc sĩ Lam Phương, sau đó là Trúc Phương. Tuy nhiên, lại có những ý kiến khác, chẳng hạn nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng, bài đầu tiên có thể là “Duyên quê” của Hoàng Thi Thơ… Los Panchos, một trong những nhóm nhạc bolero nổi tiếng khu vực châu Mỹ La tinh vào những năm 30 của thế kỷ 20 và sau đó Nhạc Bolero ở Việt Nam hiện nay khá phong phú kể cả số lượng bài cũng như chất liệu âm nhạc. Dựa vào nội dung và tính chất âm nhạc, có thể chia ra làm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, theo nhà báo âm nhạc Nguyễn Minh, có thể phân loại Bolero gồm: một là nhạc học đường với các bài hát như “Lưu bút ngày xanh” “Nỗi buồn hoa phượng”… hai là nhạc hoài niệm chẳng hạn “Con đường xưa em đi”, “Đường xưa lối cũ”… ba là nhạc thân phận cô đơn và chia ly chẳng hạn “Nỗi buồn gác trọ”, “Ai cho tôi tình yêu”, “Xóm đêm”… bốn là nhạc kể chuyện tình như “Hoa trinh nữ”, “Những đồi hoa sim”, “Lan và Điệp”, “Căn nhà ngoại ô”… năm là nhạc tụng ca hay hoan ca như “Nắng đẹp miền Nam”, “Cánh thiệp đầu xuân”, “Biển tình”… Ngoài ra còn có nhạc lính, nhạc thân phận con người trong chiến tranh, nhạc mang âm hưởng dân gian. …đến sự phổ cập về giai điệu âm nhạc Bolero Việt Nam tương đối khác so với nguồn gốc bởi thay vì tính nhịp điệu gần với Rumba, khi được Việt hóa, Bolero mang tính chất chậm rãi, như lời tự sự và mang tính kể lể. Những nội dung ca từ được truyền tải cũng không mang tính triết lý hay những ý nghĩa sâu xa mà thường là dễ hiểu, dễ nhớ. Có lẽ do đặc điểm này mà những bài hát được sáng tác trên điệu Bolero nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Ca sĩ Quang Lê, Lệ Quyên, Phi Nhung Bên cạnh những cái tên đã nhắc tới, rất nhiều nhạc sĩ miền Nam khai thác điệu nhạc này để sáng tác nên những ca khúc nổi tiếng như: Anh Bằng, Huỳnh Anh, Anh Việt Thu, Thanh Sơn, Trần Thiện Thanh, Tú Nhi, Châu Kỳ, Duy Khánh, Giao Tiên, Hoàng Thi Thơ, Lê Minh Bằng… với nhiều tình khúc bất hủ chẳng hạn: “Duyên kiếp” (Lam Phương), “Mưa rừng” (Huỳnh Anh), “Nỗi buồn hoa phương” (Thanh Sơn), “Chuyến tàu hoàng hôn” (Minh Kỳ – Hoài Linh), “Mưa chiều kỷ niệm” (Duy Yên – Quốc Kỳ), “Đừng nói xa nhau” (Châu Kỳ), “Em về kẻo trời mưa” (Ngân Giang)… Và sự ra đời của các cuộc thi về nhạc Bolero Trong những năm gần đây, nhạc Bolero đã trở nên khá phổ biến trong các cuộc thi âm nhạc. Điển hình là các cuộc thi đã được nhiều khán giả biết đến như: Thần tượng Bolero, Solo cùng Bolero,… thể loại âm nhạc này đã được phổ cập rộng rãi. Và sắp tới đây lần đầu tiên trên HOMEtv sẽ xuất hiện chương trình “Doanh nhân & Bolero”. Chương trình “Doanh nhân & Bolero” do HOMEtv tổ chức với mục đích tạo một sân chơi cho các doanh nhân đam mê dòng nhạc Bolero, đồng thời mở rộng môi trường giao lưu, giải trí và kết nối cho các doanh nhân và doanh nghiệp. Thông qua viêc mang tiếng hát gởi gắm đời sống tinh thần, truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nhân thì chương trình mang giá trị nhân văn cao cả khi chương trình sẽ trích một phần quỹ đóng góp vào những hoàn cảnh khó khăn.
Ban giám khảo "Doanh nhân & Bolero" Ban giám khảo của chương trình với tham gia của nhạc sĩ Đức Thịnh, nghệ sĩ Tấn Hoàng, nhà báo Minh Thúy. Chương trình do HOMEtv kết hợp cùng các đơn vị Ngôi nhà tuổi thơ, hệ thống nhà hàng U-house, Trường Sơn Media thực hiện. Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập: Website: hometv.com.vn Fanpage: www.facebook.com/Hometvngoinhagiaitri/?fref=ts KB Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|