top-banner-2

Thứ năm, 02/08/2018, 15:46 GMT+7

'Nữ tướng' bar Nhật tại Việt Nam

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ năm, 02/08/2018, 15:46 GMT+7

Bar Nhật là mô hình kinh doanh khá mới mẻ, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2013. Doanh nhân tiên phong mang mô hình này về cũng là người đã xây dựng được thương hiệu bar Nhật “phủ sóng” toàn Việt Nam và Đông Nam Á. “Nữ tướng” bar Nhật là một nữ doanh nhân thế hệ 9x.

Chào CEO Phạm Thị Yến Nhi, cảm ơn chị đã dành thời gian cho độc giả của Văn Hoá Doanh Nhân. Sau khi tham gia chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, câu chuyện tiên phong đưa mô hình bar Nhật về Việt Nam và xây dựng thương hiệu Tanabata của chị dường như đã nhận được nhiều sự quan tâm của các khán giả trẻ.

Cảm ơn báo Văn hóa doanh nhân đã quan tâm tới Yến Nhi cũng như Tanabata. Thực sự, mình cũng rất may mắn khi được tham gia vào sân chơi CEO – Chìa khóa thành công của các doanh nhân Việt, may mắn hơn là được các khán giả yêu mến câu chuyện khởi nghiệp của mình. Sau khi tham gia chương trình thì mình đã nhận được khá nhiều thư, email, lời mời kết bạn facebook, khách đến Tanabata cũng đến gặp hỏi thăm và chúc mừng. Nhìn chung là cảm thấy mình được mọi người khá ưu ái. (cười)

 ceo-yen-nhi-vanhoadoanhnhan-1

CEO Yến Nhi (ngồi giữa) tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng gia Media Group và Bia Hà Nội thực hiện)

Quay ngược lại thời gian 5 năm trước đây, khi chị vừa tốt nghiệp đại học, cô gái 23 tuổi lúc đó quyết định khởi nghiệp có phải là một quyết định liều lĩnh không?

Nói là không có chút nào liều lĩnh thì không đúng, vì “máu liều” vốn là tố chất đặc trưng của doanh nhân. Tuy nhiên, kế hoạch khởi nghiệp đó mình đã có sự chuẩn bị từ năm thứ nhất đại học. Ngay từ khi đang học mình đã lên kế hoạch sẽ phải kinh doanh riêng, và xác định phải tìm gì đó thật mới mà người ta chưa làm thì mình mới tồn tại được.

Đến năm thứ hai đại học, khi làm thêm tại một quán bar có ông chủ người Nhật, mình nhận thấynhóm đối tượng khách Nhật đến các tụ điểm vui chơi của Việt Nam khá đông, tuy nhiên lại chưa có một địa điểm giải trí nào dành riêng cho họ. Không những thế, việc dịch chuyển của người Nhật sang các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành xu hướng. Do giai đoạn khủng hoảng năm 2010 – 2012 nước Nhật gặp khó khăn về thiên tai, dân số, kinh tế... người Nhật trẻ có nhu cầu tìm kiếm một môi trường mới tốt hơn. Vì vậy họ đã sang các nước Đông Nam Á để sinh sống và làm việc.

Mình tự nhủ: “Thị trường ngách đây rồi.” (cười). Vậy là suốt quá trình làm thêm trong 3 năm đó, từ nhân viên rồi phấn đấu lên quản lý, mình tập trung ghi nhớ thói quen, sở thích của khách hàng Nhật, nghiên cứu các mô hình giải trí mà nhóm đối tượng khách hàng này quan tâm.Từ đó mình lên phác thảo các kế hoạch về tài chính, nhân sự, rồi địa điểm. Mình quyết tâm sẽ đưa mô hình bar Nhật về Việt Nam. Vì vậy, năm 2013, khi Công ty Giải trí Mầm Trúc – Tanabata ra đời là lúc mọi thứ đã chín muồi rồi.

Việc chị khởi nghiệp đã có tính toán về mặt chiến lược, lên kế hoạch về tài chính, nhân sự cũng rất kỹ càng. Vậy tại sao chỉ sau một năm kinh doanh, chị đã có ý định đóng cửa Tanabata?

Như bạn biết đấy, mình là người đầu tiên đưa mô hình quán bar Nhật về Việt Nam. 1 năm đầu tiên gần như là không có đối thủ. Mình luôn muốn hoạch định tầm xa nên đào tạo nhân viên rất kỹ và tạo áp lực không nhỏ cho họ. Tuy nhiên, do bản thân mình lúc đó còn trẻ, chưa có sự khéo léo và cái nhìn đa chiều. Nên nhân sự của mình đều cảm thấy “khó thở” (cười).

Đến năm thứ hai, khi các đối thủ bắt đầu xuất hiện, họ sao chép mô hình và mời nhân sự của mình về thì 9/11 nhân viên của mình bỏ đi. Lúc đó mình thất vọng vô cùng, vì họ chính là những người mình đào tạo ra, mình kỳ vọng, giờ họ lại sang phục vụ cho đối thủ của mình. 3 tháng liền Tanabata phải bù lỗ và đúng là mình đã tính bỏ cuộc.

 ceo-yen-nhi-vanhoadoanhnhan-3

CEO Phạm Thị Yến Nhi - Sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mầm Trúc – Tanabata

Điều gì đã khiến chị suy nghĩ lại?

Đây phải nói là một cơ duyên. Năm 2014, Philippin gánh chịu tổn thất nặng nề sau cơn bão Hải Yến. Mình lúc đó cũng trong tâm trạng “có bão”. Vì vậy, mình quyết định dùng tất cả số tiền còn lại của Tanabata đi làm từ thiện. Khi gặp những người dân tại đây,mình thực sự xúc động. Họ vừa mất tất cả, nhưng họ đầy niềm tin, họ quý trọng và nâng niu từng món quà được tặng, từ đôi dép chỉ có giá 1 USD. Lúc đó tự nhiên mình thấy những khó khăn của mình nhỏ bé quá, như “công chúa dẫm phải gai mồng tơi”. Mình quyết tâm sẽ học theo những người dân ở đây, vững vàng hơn để vượt qua mọi trở ngại.

Tâm thế thay đổi nhưng khó khăn vẫn ở đó. Chị làm như thế nào để vực Tanabata dậy?

Ngay khi trở về Việt Nam, thay vì việc kiếm tiền thì mình dừng lại một nhịp để nghiên cứu kỹ hơn về thị trường, về đối thủ cạnh tranh. Mình xin ý kiến từ các chuyên gia để xây dựng một chiến lược thật bài bản và chuyên nghiệp. Ngoài ra, mình cũng xin tư vấn các chuyên gia để đưa ra các phương án tăng khả năng cạnh tranh cũng như giữ chân nhân sự.

Chị có thể bật mí các phương án đó là gì không?

Về cạnh tranh thì phương án là phải thay đổi liên tục về hình thức cũng như nội dung để tạo sự mới lạ cho khách hàng và hạn chế sự sao chép. Còn về nhân sự, mình ngoài việc liên tục mở các lớp đào tạo về giao tiếp, chuyên môn cho các nhân viên trong Công ty, Tanabata còn thường xuyên tổ chức các buổi dã ngoại, xây dựng team building để giúp các nhân sự gắn bó và đoàn kết với nhau, từ đó tăng thêm nhiệt huyết và tinh thần làm việc đội nhóm.

Sau khi hoạch định lại và áp dụng các phương pháp trên, Tanabata dần được vực dậy và phát triển. Từ 1 quán đầu tiên, hiện nay bọn mình đã có gần 20 chi nhánh từ Nam ra Bắc tại Việt Nam và Đông Nam Á.

ceo-yen-nhi-vanhoadoanhnhan-2

CEO Yến Nhi và các nhân viên tại Tanabata

Có thể nói, Tanabata hiện nay là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường có tới 20 quán bar mang cùng một thương hiệu. Tại sao chị lại chọn hướng đi khác biệt như vậy?

Thực ra, việc các doanh nghiệp họ không lựa chọn để các chi nhanh mang cùng một thương hiệu nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, cá nhân mình là một người học về kinh tế và mình biết giá trị lớn lao mà thương hiệu mang lại. Vì vậy, mình quyết tâm để các quán bar đồng bộ về thương hiệu. Mình hy vọng một ngày không xa, thương hiệu Tanabata sẽ trở thành một thương hiệu Việt có tiếng trên trường quốc tế.

Để tiến tới mục đích đó, kế hoạch tiếp theo của Tanabata sẽ là gì?

Tiết lộ điều này là hơi sớm, nhưng mình đang lên kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư Nhật Bản để tiến tới IPO Tanabata. Mình quyết tâm đưa doanh nghiệp mình một lần nữa trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh quán bar sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Chúc kế hoạch của chị và Tanabata sẽ thành công. Cảm ơn chị vì cuộc trò chuyện thú vị ngày hôm nay.

 PV

* Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

'Nữ tướng' bar Nhật tại Việt Nam

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc