Gia đình hạnh phúc - bí quyết thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ hai, 27/11/2017, 16:28 GMT+7 |
Muốn thành công trong công việc thì trước hết chuyện gia đình phải êm ấm, đừng để cãi vã trở thành dấu chấm hết cho sự nghiệp bản thân.
Có lẽ rất nhiều người đã từng gặp phải hoàn cảnh này, chúng ta rời nhà đi làm sau một cuộc cãi vã với vợ hay chồng. Tới văn phòng, ta mong rằng công việc sẽ khiến bản thân quên đi những rắc rối đó và thế rồi mọi chuyện đổ bể, công việc cũng chẳng đi tới đâu và chuyện gia đình thì càng tồi tệ. Tưởng chừng không liên quan, thế nhưng hôn nhân lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chuyện thành bại trong công việc. Mỗi khi gia đình gặp biến cố, sự căng thẳng mà nó tạo ra sẽ có tác động xấu tới công việc. Những người chưa có gia đình thì thường ghen tị với các cặp đôi đã có nơi có chốn, thế nhưng những người đã có gia đình nhiều lúc lại thèm muốn sự cô độc của những người độc thân. Họ có thể thoải mái làm thứ mình thích, dành thời gian cho những gì họ cho là quan trọng. Thế nhưng rồi, sau tất cả, họ về nhà với sự cô đơn. Nhìn một chút vào những người thành công, giàu có trên thế giới. Đa phần họ sống độc thân hoặc có cuộc sống gia đình cực kì hạnh phúc, êm ấm. Họ hiểu giá trị của gia đình, hiểu rằng đó là cái đích cho mọi nỗ lực và họ biết cách thức xử lý các tình huống tại gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc bản thân. Có rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể áp dụng cách thức để thành công trong công việc cho gia đình. Cách thức mà họ tiếp cận khách hàng, giải quyết vấn đề hay thuyết phục sales. Thế nhưng, nó thất bại thảm hại vì vợ hay chồng của bạn chẳng phải khách hàng và khó khăn trong gia đình cũng không giống với khó khăn trong công việc. Vậy, phải xử lý thế nào trong những tình huống khó xử khi mà cả gia đình lẫn công việc đều đang gặp rắc rối? Dưới đây là một số cách để bạn có thể dung hòa chúng. Với bản thân Đầu tiên, bạn phải xác định rằng vợ hay chồng của bạn luôn cố gắng để hòa giải vấn đề, để gia đình êm ấm. Thế nhưng, tranh cãi xuất hiện là do sự chịu đựng đã quá giới hạn hoặc thường gặp nhất là cả hai không tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề. Nếu muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề bên trong gia đình, bạn phải chấp nhận giữ cái tôi của mình lại. Nhiều khi trong chuyện tình cảm, gia đình, cho dù bạn đúng cũng không nên quá hiếu thắng. Mất đi tiếng nói chung hoặc chỉ một chút sai lệch trong việc hiểu nhau có thể dẫn đến tranh cãi. Trước khi bắt đầu, hãy quan sát mọi thứ xung quanh để xác định vấn đề tồn đọng là gì, cái đích bạn muốn ra sao và bạn sẵn sàng từ bỏ những gì để có được cái đích đó. Với người kia Mọi thứ sẽ bắt đầu khi có người lên tiếng trước, tất nhiên bạn sẽ muốn lên tiếng trước nếu có thiện ý hòa giải vấn đề. Cố gắng đừng nhắc tới rắc rối mà tập trung nhiều hơn vào cách giải quyết. Sự chân thành là điều rất quan trọng trong mọi mối quan hệ, hãy nói toàn bộ những gì mình nghĩ, những gì mình muốn cũng như những gì mình sẵn sàng làm để hòa giải sự căng thẳng này. Lắng nghe những gì người kia nói, cả hai đã cùng vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để có được thời điểm hiện tại thế nên chẳng có lý do gì khó khăn lần này làm cả hai chùn bước. Giữ sự bình tĩnh, thành thật trong buổi nói chuyện, đừng che giấu điều gì và tìm ra được giải pháp chung. Một khi tìm được nó và cả 2 quyết tâm xử lý vấn đề, mọi chuyện sẽ theo hướng bạn muốn. Kết Trong cuộc sống gia đình, hôn nhân, tranh cãi là điều không thể tránh khỏi, mỗi cá nhân như một bánh răng và tranh cãi sẽ xảy ra khi bánh răng này quay không đúng khớp. Xác định thật rõ nguyện vọng bản thân, mục đích và giải quyết các mâu thuẫn thành thật, bạn sẽ có khả năng tập trung tốt hơn vào công việc từ đó phục vụ lại gia đình. Theo PV - ttvn.vn - 27/11/2017 Xem thêm tại: http://ttvn.vn/kinh-doanh/gia-dinh-hanh-phuc-bi-quyet-thanh-cong-ca-trong-cong-viec-lan-cuoc-song-520172711155016376.htm Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|