top-banner-2

Thứ năm, 22/10/2015, 17:00 GMT+7

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, nhưng đừng bỏ quên nhân cách

Viết bởi An An   
Thứ năm, 22/10/2015, 17:00 GMT+7

Chúng ta đều cho rằng ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) định hình thế giới tốt hơn. Nhưng nếu thiếu nhân cách thì chúng ta không thể quản lý được máy móc. Thế nên, thay vì STEM, chúng ta nên phát triển thành STEMMA (bổ sung thêm Giáo dục quản trị và Nghệ thuật).

van-hoa-doanh-nhan-nhan-cach

 Aristotle đề cao “sự thông thái thực tiễn” (từ Hi Lạp cổ là phronesis) – mặt bằng trung bình giữa kiến thức khoa học (tiếng Hi Lạp, episteme) và điều mà ông ví như là “trí thông minh tinh ranh” (tiếng Hi Lạp, metis) của những nhà chính trị, các tướng quân đội và những người lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong tác phẩm Nicomachean Ethics của mình, ông bác bỏ ý tưởng rằng chỉ có kiến thức khoa học thôi là có thể xác định những vấn đề của thế giới xã hội con người, vốn rất phức tạp và rất khó đoán để quản lý với sự chắc chắn. Tương tự vậy ông thấy rằng sự tinh ranh cũng không đủ để định hình một xã hội với “cuộc sống tốt đẹp”. Aristotle nói rằng sự thông thái thực tiễn là cần thiết để thúc đẩy loài người tiến bộ, bởi vì nó sẽ bao hàm điều mà ông gọi là “sự tốt đẹp chung”, làm những gì đúng đắn cho phần lớn mọi người sống cùng nhau trong xã hội.

Triết lý của Aristotle vẫn đúng cho đến ngày nay. Nhưng cùng với việc đứng về phía ông, chúng ta phải thách thức sự nhấn mạnh choáng ngợp của kỉ nguyên đương đại của ta trên những phương pháp STEM như là những mấu chốt để tiến triển. Vâng, chúng ta sẽ tiếp tục chào đón các cải tiến trong tin học hóa, người máy, truyền thông, công nghệ nano, dược, thám hiểm không gian và hơn thế nữa – nhưng để đảm bảo đây là để phục vụ cuộc sống tốt, chúng ta phải cải tiến suy nghĩ của mình trong nhân loại: triết lý, quan hệ xã hội và nghệ thuật. Không phải là 1 cái này hoặc 1 cái kia, mà là cả 2 khía cạnh.

Thay vì chỉ STEM, chúng ta có lẽ nên khuyến khích STEMMA – đưa ra một thế hệ mới cũng có các khả năng lớn hơn cho việc quản lý những nỗ lực của con người và trân trọng nghệ thuật. Giáo dục quản trị - chữ “M” mới trong cụm từ trên – vẫn chưa hoàn toàn được truyền vào suy nghĩ của con người, nhưng nó phải trở nên quen thuộc hơn. Mục tiêu của chúng ta phải là nuôi dưỡng những lãnh đạo có suy nghĩ thấu đáo cho tương lai. Trong khi đó, nói về chữ “A”, nó có thể có lợi cho tương lai ra sao để không nhấn mạnh nghệ thuật, vốn gợi cho kiến thức của chúng ta về vẻ đẹp và ý nghĩa trong quan hệ con người? Tất cả những khám phá tuyệt vời của STEM sẽ không giải quyết những vấn đề lớn của thế giới ngày nay – sự thờ ơ, cái nghèo, sự không khoan dung, và mâu thuẫn chính trị - mà không có sự thông thái thực tiễn của những lãnh đạo được đào tạo về nhân cách.

Hãy để tôi diễn tả ý của mình. Hãy tưởng tượng, nếu bạn sẽ thấy rằng các chuyên gia STEM của thế giới thực hiện tiến triển đáng kinh ngạc trong 20 năm tới về vật lý, công nghệ sinh học, số hóa, công nghệ nano và y dược. Nói rằng tương lai đến như đã được báo trước bởi nhà vật lý và ngôi sao truyền hình Michio Kaku trong “Vision: Khoa học sẽ cách mạng hóa thế kỉ 21 như thế nào”: con người sống tới 150 tuổi, bệnh tật bị tận diệt, những nhà du hành vũ trụ thường đi đến nơi xa hơn hệ mặt trời của chúng ta, một thực tế khác có thể thấy được bằng mắt thường, và thông tin về bất kì điều gì đều có sẵn nhanh hơn cả cú đập cánh của một chú chim ruồi.

Đó là một thế giới trong đó Định luật của Moore – sự tiên đoán được đưa ra vào năm 1965 bởi Gordon Moore, nhà đồng sáng lập Intel, rằng số lượng bóng bán dẫn trên một mạch điện ghép sẽ tiếp tục nhân đôi tại những khoản thời gian xác định – đã đúng, và Định luật về tăng tốc đền đáp của Ray Kurzweil đã được sinh ra. (Kurzweil dự đoán tốc độ của khám phá khoa học sẽ tiếp tục tăng, như là lượng kiến thức thu được trong thời kì 7 năm từ 2014-2021 sẽ bằng với lượng kiến thức thu được từ cả thế kỉ trước – và cuối cùng, tiến triển của 1 thế kỉ đó sẽ xảy ra chỉ trong 1 tháng).

Không nghi ngờ gì, tính năng lớn nhất trong viễn cảnh tương lai này sẽ là sự hiện diện của trí thông minh nhân tạo (AI). Nếu bạn vẫn chưa nghĩ sâu về hàm ý của điều này, tôi sẽ đưa bạn tới quan điểm sáng suốt của Tim Urban, “Cuộc cách mạng AI: Con đường tới Trí thông minh Siêu việt”. Tổng hợp các dự đoán của các chuyên gia AI, Urban tiên đoán rằng vào năm 2040, chúng ta sẽ chuyển từ trí thông minh nhân tạo hẹp (ANI) mà xe hơi và tủ lạnh hiện nay có, sang trí thông minh nhân tạo tổng thể (AGI), trong đó máy tính cũng thông minh như con người. Và đó là khi mọi thứ thực sự tiến triển. Vào lúc đó, AI nhảy vọt một cách nhanh chóng thành trí thông minh siêu việt (ASI).

Urban giải thích điều này có thể xảy ra thế nào chỉ trong vào giờ, trong điều mà anh gọi là Sự bùng nổ Trí thông minh, và gợi ý về những hàm ý gây chấn động: “Trí thông minh siêu việt ở mức độ đó không phải mà chúng ta có thể điều khiển từ xa, không hơn gì một chú ong nghệ có thể quấn đầu của nó xung quan Nền kinh tế Keyne. Trong thế giới của chúng ta, thông minh có nghĩa là chỉ số IQ 130 và ngu dốt là IQ 85 – chúng ta không có từ dành cho IQ 12.952”.

Chúng ta không thể xem nhẹ những dự đoán này, với những cải tiến lớn mà chúng ta đã chứng kiến mỗi năm trong các ngành STEM. Nhiều chuyên gia AI tán thành với dự báo năm 1993 của Vernor Vinge rằng chúng ta sẽ chạm tới thời điểm của “sự phi thường”, khi trí tuệ của công nghệ vượt cả chúng ta và “kỉ nguyên loài người sẽ kết thúc”, và chấp nhận những dự báo của Kurzweil về tiến triển công nghệ tăng cấp.

Và do đó, chúng ta không thể hiên ngang tiến vào tương lai mà không đòi hỏi những cải tiến liên tục, trong những kĩ năng cần thiết để bảo toàn nhân cách con người trong một thế giới của ASI. Khả năng của chúng ta đối với quyết định đạo đức, sự thông cảm và sự sáng tạo cũng phải phát triển, cùng với khả năng trí tuệ của chúng ta để làm tăng sự thấy hiểu của nhu cầu con người với sự kết nối, thành tựu và ý nghĩa.

Con người không phải người máy và dây thần kinh không phải là những công tắc số. Chí có qua nhân cách mà chúng ta sẽ có thể trân trọng những câu trả lời mà các máy tính siêu thông minh sẽ cho chúng ta khi chúng ta hỏi chúng những câu hỏi khó. Chỉ có qua nhân cách mà chúng ta sẽ dần nhận thức và xây dựng điều mà con người đặc biệt độc nhất. Chỉ có qua tiến triển STEM thêm với MA mà chúng ta sẽ có cơ hội để trở nên thông thái.

Theo Trí Thức Trẻ/HBR


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, nhưng đừng bỏ quên nhân cách

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc