Cách đi thang cuốn an toàn nhất định bạn phải biết |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 29/07/2015, 11:36 GMT+7 |
Nắm được bí kíp này trong tay, bạn sẽ không sợ gặp nguy mỗi khi đi thang cuốn. Đoạn video dài 15 giây được đăng tải lên Youtube vào ngày 26/7 đã ghi lại cảnh một vụ tai nạn thương tâm ở trung tâm thương mại của quận Kim Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Theo đó, người phụ nữ Trung Quốc đã bị chiếc thang cuốn cuốn tử vong sau khi cố gắng cứu lấy cậu con trai nhỏ tuổi của mình. Nhiều người cho rằng, thang cuốn là một trong những phương tiện di chuyển tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, với sự cố tai nạn lần này, không ít người cảm thấy lo sợ mỗi khi bước lên thang máy. Bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ chế hoạt động của thang cuốn cũng như là cách giúp bạn đi thang cuốn an toàn. Từ nguyên lý cấu tạo của thang cuốn... Về hình thức, phương tiện chở khách này gần giống với cầu thang bình thường. Loại thang nâng tự động này được cấu tạo từ rất nhiều bậc thang tự hoạt động, bên trong đặt dây xích, ròng rọc nhỏ và đường ray, nhằm giữ cho các bậc thang đi lên phía trên theo hướng nghiêng so với mặt phẳng. Trên đỉnh của loại cầu thang này, đường ray phía đằng sau dần dần hạ thấp, làm cho bậc thang phía trước và bậc thang phía sau dần dần tiến lại gần nhau, tạo ra một bề mặt bằng phẳng. Đồng thời bậc thang đó lại tự động chuyển động về phía dưới, giúp cho mọi người có thể thuận tiện vào, ra thang máy. ... và bí kíp đi thang cuốn an toàn - Khi chuẩn bị bước vào thang cuốn: quan sát đèn hiển thị chiều chuyển động được gắn ở hai đầu thang để đi vào đúng lối vào của thang. - Hướng mặt ra phía trước và bám vào tay vịn trước khi đi vào và bước chân lên bậc thang cuốn đang chuyển động. Khi bước vào thang, chú ý bước vào khoảng cách giữa 2 bậc, không được bước vào vạch kẻ ngang có trên thang cuốn vì đó là đường gấp tạo thành 2 bậc. Trong khi đứng trên bậc thang, hành khách nên đứng cả hai chân lên cùng một bậc, không nên đứng trên hai bậc khác nhau. - Khi đứng, lưu ý không đứng quá sát mép thang cuốn, tránh trường hợp bị mắc giày, dép vào cạnh thang. - Không được phép chạy, trêu đùa nhau hay ngồi trên thành tay vịn của thang cuốn. Lưu ý đứng phía tay phải của thang để đảm bảo không cản trở hành khách khác đi thang. - Người lớn nên cầm tay và đặt trẻ em đứng vào khoảng giữa của bậc thang cuốn. Trẻ em dưới 6 tuổi tốt nhất nên được bế để đảm bảo an toàn. - Nếu mặc quần áo hoặc váy có tính chất xòe rộng cần chú ý về trang phục. Rất nhiều trường hợp tai nạn thang máy xảy ra do quần áo bị kẹt dưới băng chuyền.
Đã có rất nhiều trường hợp bị mắc quần/áo ở bậc trên cùng/hoặc bậc dưới cùng của thang. Khi gần lên đến nơi, bạn cần lưu ý nhìn xuống phía dưới chân bậc thang cuốn. Lúc còn khoảng 1/2 bậc thang thì bước cao và dứt khoát về phía mặt đất. Khi bị vướng quần/áo vào thang, cần nhanh tay tháo bỏ phần quần/áo đó ra khỏi người. Không nên cố gỡ ra khỏi thang. - Sử dụng tay vịn đúng cách, không được tựa lưng vào tay vịn hay quay ngang người, quay lại phía sau - tránh tình trạng mất thăng bằng hay kịp thời xử lý khi có sự cố. - Tuyệt đối không mang theo xe nôi, thùng hàng nặng lên cùng thang cuốn để bảo đảm sự an toàn cho mình và người xung quanh. - Có nhiều thông tin về vị trí "tử thần" của thang cuốn cho rằng: Khi chuẩn bị bước lên hoặc xuống thang cuốn, bạn nên chọn vị trí sàn nhà ngay sát mép băng chuyền (số 1) để tiếp đất và tránh đặt chân xuống khu vực chân tay vịn (số 2). Vì theo cấu tạo của thang cuốn thông thường, vị trí phía chân tay vịn thường để rỗng để phù hợp với cấu tạo của khung, do đó nếu chịu lực mạnh vị trí này sẽ có khả năng bị sập và gây ra tai nạn. Sau khi tiếp đất ở vị trí số 1 bạn nên bước một bước dài để đặt chân ở sàn nhà (số 3) để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, điều này là thiếu cơ sở, vì thang máy được làm bằng chất liệu cực bền, có khả năng chịu lực lớn. Trường hợp bị tai nạn ở trên là do sai sót lắp đặt. Nếu thang được làm theo đúng quy chuẩn thì không có vị trí nào là không an toàn cả. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|