Vì sao Mark Zuckerberg được nhân viên 'yêu', Bill Gross lại 'bị ghét'? |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ sáu, 09/01/2015, 09:25 GMT+7 |
Theo tác giả nổi tiếng viết về nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell thì 5 hình mẫu lãnh đạo được mọi người yêu quý và đi theo dù trong bất kỳ tổ chức hay công ty nào. Có nhiều nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới nhưng không phải tất cả họ đều được nhân viên yêu quý. Tại sao Mark Zuckerberg, Tim Cook được nhân viên của mình yêu quý trong khi nhà đầu tư nổi tiếng Bill Gross của Pimco lại bị ghét bỏ? Theo tác giả nổi tiếng viết về nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell thì 5 hình mẫu lãnh đạo được mọi người yêu quý và đi theo dù trong bất kỳ tổ chức hay công ty nào. Lãnh đạo quan tâm tới họ Nhiều người cố gắng thay đổi người khác bằng cách chỉ trích hoặc áp đặt. Do đó, mọi người thường phản ứng bằng cách phòng thu, tỏ ra hiếu chiến hay cô lập bản thân. Nhà cải cách đạo John Konx từng nói: “Bạn không thể cùng lúc gây ra sự thù địch và ảnh hưởng.” Trái lại, nếu lãnh đạo quan tâm đến từng người, mọi người sẽ phản ứng tốt với họ. Họ càng quan tâm sâu sắc, tầm ảnh hưởng của họ càng lan rộng và xa hơn. Bo Schembechler, cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng bầu dục đại học Michigan nhận xét: “Các cầu thủ từ trong thâm tâm phải biết rằng bạn quan tâm đến họ. Đây là điều quan trọng nhất. Tôi không thể có được thành công như ngày hôm nay nếu các cầu thủ nghĩ rằng tôi không quan tâm đến họ. Sau cùng, tôi có chỗ trong trái tim của họ.” Thế nên chẳng phải là lạ khi tập chí Inc. công bố danh sách những nhà lãnh đạo năm 2014 thì Arthur Demoulas của chuỗi siêu thị Market Basket đứng vị trí được yêu mến hàng đầu. Khi Masket Basket quyết định sa thải ông thì có tới 7.000 người tham gia biểu tình phản đối. Kể cả khi số lượng nhân viên dưới quyền lên tới 25.000, tất cả đều công nhận rằng Demoulas nhớ tên từng người một và luôn quan tâm hỏi thăm gia đình họ. Lãnh đạo có cá tính Tất cả chúng ta có xu hướng đề cao trí thông minh và kỹ năng. Những yếu tố này tuy rất quan trọng nhưng không thể thay thế cho một cá tính mạnh mẽ. Trong bất kỳ thời đại nào, niềm tin là nền móng của năng lực lãnh đạo. Chuck Colson, cựu trợ lý của cựu tổng thống Nixon, và hiện là nhà diễn thuyết cho rằng: “Khi bạn đi hết cuộc đời, dù trong quân đội, trong kinh doanh, trong nhà thờ hay bất cứ tầng lớp xã hội nào (tất nhiên là trong cả gia đình bạn), một người nào đó sẽ tin tưởng tính cách hơn là chỉ số IQ của bạn.” Nếu bạn là người đang khao khát vượt qua thách thức của tầm ảnh hưởng, hãy phát triển và thể hiện những tính cách của lãnh đạo đứng đầu mà bạn ngưỡng mộ. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho mối quan hệ với mọi người hôm nay và chuẩn bị cho ban một vai trò lãnh đạo phi chức vụ ngày mai. Lãnh đạo có năng lực Sự kính trọng luôn có được khi khó khăn. Khi khó khăn nảy sinh, người lãnh đạo không thể dựa vào sự giúp đỡ của chức vị mà phải tự mình đương đầu với chúng. Các lãnh đạo không có năng lực đương đầu với thách thức hiếm khi được cấp dưới và bạn bè kinh trọng. Nếu họ là người tốt, quan tâm tới mọi người, họ sẽ được quý mến nhưng không được kính trọng. Trong khi các lãnh đạo bất tài thường đòi hỏi sự kính trọng, các lãnh đạo tài năng khiến mọi người kinh trọng. Thực hiện một công việc tốt giúp người lãnh đạo được tín nhiệm. Nếu bạn nghĩ bạn có thể làm được một công việc- đó là sự tự tin. Nếu bạn thật sự có thể làm được việc đó- đó là năng lực. Không có gì thay thế được năng lực. Steve Jobs có thể xem là một hình mẫu kinh điển về lãnh đạo có năng lực được kính trọng. Lãnh đạo nhất quán Khi phải làm việc với những nhà lãnh đạo có tính cách thất thường, những nhân viên sẽ không thể biết được vào một ngày nhất đinh, “sếp tốt” hay “sếp xấu” sẽ xuất hiện ở cơ quan. Điều này khiến việc tiếp cận, đề nghị được giúp đỡ của họ từ sếp càng trở nên khó khăn. Một số nhân viên học được cách thích nghi với tính cách thất thường này bằng việc lựa thời điểm thích hợp khi sếp có tâm trạng lạc quan và nhiệt tình giúp đỡ để đưa ra lời đề nghị. Ngược lại khi sếp có tâm trạng xấu, cách tốt nhất là tránh xa và chờ cơ hội khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể kiên trì, thích nghi được và điều cuối cùng là việc họ rời khỏi tổ chức. Lời khuyên của John C.Maxwell là hãy cố gắng trở nên nhất quán để mọi người có thể đến gần và đặt vấn đề với bạn. Ngay cả khi bạn quan tâm tới mọi người, chân thật với họ, làm tốt công việc của mình nhưng lại không nhất quán, thì mọi người sẽ không tin cậy và tín nhiệm bạn. Lãnh đạo tận tâm Hầu hết đức tính hàng đầu của những nhà lãnh đạo vĩ đại được mọi người ngưỡng mộ như Winston Churchill, Martin Luther King Jr. hay John Weshley chính là sự tận tâm. Họ cho đi mọi thứ họ thấy cần thiết để có thể lãnh đạo theo những nguyên tắc của họ. Sau khi nghiên cứu hầu hết các tấm gương lãnh đạo, những yếu tố tận tậm tạo nên tầm ảnh hưởng của họ (Influence) được John C.Maxwell đúc rút trong 9 từ bắt đầu bằng chữ cái trong từ này gồm: Sự ngay thẳng (Intergrity) - xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin cậy, Sự bồi dưỡng (Nurturing)- quan tâm đến từng người, lòng tin (Faith)- tin tưởng mọi người, lắng nghe (Listening)- trân trọng những điều người khác nói, Thấu hiểu (Understanding)- nhìn từ quan điểm của họ, rộng mở (Enlarging)- giúp người khác phát triển, chèo lái (Navigating)- trợ giúp mọi ngươi vượt qua khó khăn, kết nối (Connecting), trao quyền (Empowering)- trao cho họ quyền lực để lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo Facebook được yêu mến bởi sự tận tâm đối với lý tưởng mà họ theo đuổi như Sheryl Sandberg tâm huyết với những câu chuyện về phụ nữ, bình đẳng giới hay việc trao quyền cho nữ giới trong khi Mark Zuckerberg tâm huyết với việc kết nối thế giới và làm từ thiện. Theo Trí Thức Trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|