top-banner-2

Thứ ba, 25/12/2012, 13:55 GMT+7

Ham hố và vỡ nợ, chuyện của Mai Linh Thái Hòa

Thứ ba, 25/12/2012, 13:55 GMT+7

Mai Linh, Thái Hòa, TNG hay HQC chỉ là ví dụ trong câu chuyện lớn về hàng loạt doanh nghiệp rơi vào bẫy tăng trưởng nóng. Sai lầm lớn nhất là đã dùng vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn.

Từ chuyện Mai Linh

Ngày cuối tuần, ông chủ tập đoàn Mai Linh (MLG)-ông Hồ Huy thừa nhận tập đoàn đang rơi vào tình trạng không thanh toán nợ được đúng hạn. Nguyên nhân công ty vay tiền của 800 người, tổng số vốn vay khoảng 500 tỉ đồng. Đây là nguồn vốn của những nhà hợp tác đầu tư, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh để làm nguồn vốn lưu động và đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải là chính.

Đến chuyện Thái Hòa

Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) đang niêm yết trên HNX lâu nay cũng tốn không ít giấy bút bình luận. Một doanh nghiệp cà phê đầu ngành với tổng tài sản hơn 1.950 tỷ đồng và hụt khả năng thanh toán. Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 600 tỷ đồng, hàng hóa dù đã bán dưới giá vốn nhưng tồn kho vẫn chất đống và doanh thu chỉ 223 tỷ đồng 9 tháng.

Chuyện TNG

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG "bỗng nhiên" bị kiểm toán đặt dấu hỏi ngỏ cho khả năng hoạt động liên tục dù chưa năm nào thua lỗ. Lý do không khác nhiều với Mai Linh-Thái Hòa: Sử dụng vốn lưu động để đầu tư tài sản cố định.

Chuyện HQC

Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) đầu tư quá lớn vào công ty liên kết ở trạng thái đầu tư tài chính dài hạn khiến công ty hụt khả năng thanh toán ngắn hạn.

Và chuyện bẫy tăng trưởng nóng không của riêng ai

Mai Linh, Thái Hòa, TNG hay HQC chỉ là ví dụ trong câu chuyện lớn về hàng loạt doanh nghiệp rơi vào bẫy tăng trưởng nóng. Cả 4 doanh nghiệp trên, có lẽ, sai lầm lớn nhất là đã dùng vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn. Nhận thấy cơ hội trong giai đoạn tăng trưởng dăm năm trước, vội vã đầu tư trong khi chưa lường hết khó khăn của thị trường.

Bộ máy kềnh càng khiến thu không đủ bù chi lâu ngày tạo thành khủng hoảng khả năng thanh toán. Mất cân nguồn khiến thanh khoản kiệt quệ.

Hệ quả là, Mai Linh rao bán hàng nghìn taxi để cải thiện tình hình tài chính hiện thời. Ai có thể mua tài sản của một doanh nghiệp lớn thuộc hạng nhất nhì trong ngành? Tại thị trường TP.HCM, thị phần Hãng taxi Mai Linh hiện đã tuột xuống vị trí thứ hai sau Vinasun. Đầu năm 2012 VNS gây ấn tượng với kế hoạch "thu tóm", sáp nhập doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp taxi tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Kế hoạch bán khoảng 1000 xe để trả nợ của Mai Linh-nếu VNS "nhảy" vào- cũng sẽ là một kế hoạch không nhỏ cho VNS bởi tài sản dài hạn của VNS cuối quý 3/2012 chiếm 88% tổng tài sản. Mua thêm tài sản liệu sẽ đi theo vết xe đổ hay sẽ khác.

Kế hoạch bán tài sản cơ cấu nợ của THV dường như dậm chân tại chỗ suốt hơn 1 năm ròng. đứng trước bờ vực bị hủy niêm yết trên sàn bởi sắp sửa đối mặt 3 năm liên tiếp lỗ,

Kế hoạch của TNG lại dùng tài sản cho thuê tài chính để cơ cấu lại nguồn vốn. 6 tháng gần trôi qua từ khi nguy cơ hụt thanh khoản được kiểm toán cảnh báo, KQKD quý 3 có cải thiện nho nhỏ trên một số chỉ tiêu nhưng dường như chưa đủ. Có lẽ cần chờ thêm.

Thời tăng trưởng nóng đã qua lâu. Ví dụ về nhưng doanh nghiệp đầu ngành cho thấy: một khi đã sập bẫy tăng trưởng nóng thì sẽ rất khó vùng vẫy thoát ra. Bài học lớn đã có DN nếm, những gì bây giờ NĐT, nền kinh tế cần là sự phát triển bền-phát triển vững chứ không phải bong bóng tăng trưởng.

Theo VEF


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ham hố và vỡ nợ, chuyện của Mai Linh Thái Hòa

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc