top-banner-2

Thứ sáu, 12/07/2013, 09:17 GMT+7

Quản trị dòng tiền trong đầu tư

Thứ sáu, 12/07/2013, 09:17 GMT+7

Không có tiền trả nợ cho đối tác, không có tiền thanh toán lương, thưởng cho người lao động, không có tiền trang trải chi phí... Trong những nỗ lực không mệt mỏi để đi tìm câu trả lời đã có rất nhiều tiếng thở dài đầy não nề của các DN. Nhất là những DN đang triển khai dở dang các dự án mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bỏ hơn 1.000 tỉ đồng xây dựng nhưng hiện tại nhà máy thép trong Dự án Khu liên hiệp Gang thép Vạn Lợi chỉ là một ngôi nhà bỏ hoang bởi thiếu vốn

Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có DN nào đang tồn tại mà không bị tiền ám ảnh? Thực tế là có, nhưng con số này đếm trên đầu ngón tay và đều rơi vào những tên tuổi lớn trên thị trường.

Khi tiền mặt là vua

Ngày 31/12/2012, tổng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn của Sabeco là 5.500 tỉ đồng. Cũng vào thời điểm này tiền mặt của Masan Group được ghi nhận ở con số 7,459 tỉ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2013 đã được hợp nhất, dư tiền và tương đương tiền trong quý I của Vinamilk tăng thêm 380 tỉ đồng so với đầu năm lên 1.633 tỉ đồng. Đây là những con số mà có lẽ hàng trăm DN khác nằm mơ cũng không thấy được. Nhất là những DN trong suốt thời gian vừa qua phải chịu những tác động nặng nề của khủng hoảng, hoạt động kinh doanh bê bết, thu không đủ bù chi dẫn đến nợ nần chồng chất, mọi hoạt động đều gặp khó khăn và ngưng trệ vì không có tiền.

Một đại diện trong ban điều hành Cty Gỗ Trường Thành đã từng chia sẻ rằng: “Tất cả những khó khăn của Cty hiện nay sẽ được giải quyết dứt điểm nếu có một cục tiền từ trên trời rơi xuống”. Còn Cty TNHH thủy hải sản Mê Kông thì việc thiếu tiền từ năm 2012 đến nay đã khiến Cty không mua được nguyên liệu sản xuất nên sản lượng xuất khẩu các mặt hàng cá tra, cá ba sa giảm khoảng 5%. Trong quý 1/2013, dù Cty có nhiều đơn đặt hàng nhưng vì không có tiền mua nguyên liệu nên cũng đã phải từ chối những đơn hàng lớn.

Nan giải hơn là các DN đang xây dựng nhà máy để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh thì hết tiền và phải tạm ngừng thi công. Như trường hợp của một DN thủy sản nọ đang cùng với một đối tác nước ngoài triển khai xây dựng nhà máy mới để mở rộng sản xuất thì gặp khủng hoảng, đối tác nước ngoài không đủ khả năng tiếp tục giải ngân. Điều này không những khiến dự án bị tạm ngừng khi hoàn thành được 70% mà còn khiến DN này nợ đối tác xây dựng một khoản tiền lên tới 50 tỉ đồng. Sau nhiều lần khất nợ, đến nay đối tác này đề nghị cho họ chuyển khoản nợ này thành vốn góp và họ trở thành cổ đông của Cty.

Tìm câu trả lời

Chủ đề “Quản trị thương hiệu - Quản trị nhượng quyền thương hiệu” sẽ phát vào 10h sáng Chủ nhật ngày 14/7/2013 trên VTV1
Trong lúc đau đầu tính toán thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp đề nghị mua lại nhà máy này với giá 75 tỉ đồng. Bán hay không bán? Đồng ý chuyển nợ thành vốn góp hay không? Hay tập trung quản trị dòng tiền trong đầu tư để cứu vãn tình thế? là những câu hỏi, những vấn đề nan giải đang đặt ra cho DN thủy sản này. Và trong chương trình Chìa khóa thành công – CEO số 20 với chủ đề “Quản trị tài chính – Chiến lược quản trị dòng tiền trong đầu tư”các doanh nhân đã nỗ lực đi tìm câu trả lời.

Theo CEO của chương trình, trước tiên Cty nên đàm phán và thuyết phục đối tác nước ngoài đầu tư trở lại vào dự án. Nếu đối tác nước ngoài vẫn không thể thì đồng ý cho đối tác xây dựng mà phía Cty đang nợ 50 tỉ đồng chuyển khoản nợ này thành vốn góp. Đồng thời thuyết phục họ đầu tư thêm 30% vốn để hoàn thành dự án. Một giải pháp khác là Cty cũng có thể dùng hình thức phát hành trái phiếu để huy động vốn, sau đó dành 60% nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chính, 30% cho hoạt động liên doanh, liên kết còn 10% để tìm các cơ hội kinh doanh mới trong tương lai. Về dài hạn Cty cần xây dựng phương án dự phòng về tài chính chủ động và an toàn hơn. Đối với vấn đề này HĐQT cho rằng việc chuyển số nợ 50 tỉ đồng thành vốn góp chỉ là giải pháp tạm thời mang tính ngắn hạn. Bởi vậy cần có chiến lược để tiếp tục triển khai dự án xây dựng nhà máy. Trong trường hợp này, Cty có thể để đối tác xây dựng nhà máy và đối thủ trực tiếp cùng tham gia đầu tư cho nhà máy. Hoặc Cty có thể tính toán phương án liên kết với đối thủ để cùng triển khai nhà máy. Còn phương án bán nhà máy là phương án cuối cùng Cty nên tính đến trong trường hợp này.                    

Theo dddn

        


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Quản trị dòng tiền trong đầu tư

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc