top-banner-2

Thứ sáu, 26/01/2018, 10:15 GMT+7

Chiến lược kinh doanh và sự sống còn của doanh nghiệp

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 26/01/2018, 10:15 GMT+7

Trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại của Việt Nam, hơn lúc nào hết, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và nhất là thực hiện chiến lược một cách bài bản và chuyên nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa sống còn với nhiều DN, đặc biệt là các DN gia đình.

Thực tế đã cho thấy đại đa số các doanh nghiệp đều coi việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Lãnh đạo các doanh nghiệp lớn hàng năm dùng đến 40% thời gian để nghiên cứu nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Bài học thành công của các thương hiệu lớn, như Viettel: Xuất phát điểm từ vị trí thứ tư trên thị trường viễn thông (sau VinaPhone, MobiFone, Sfone) nhưng đã vươn lên thứ nhất, chiếm tới hơn 45% thị phần; hay bài học thành công của TH True Milk khi đưa ra chiến lược kinh doanh với cách thức kinh doanh và định vị thương hiệu sáng tạo… đã khẳng định tầm quan trọng và yếu tố sống còn của DN phụ thuộc phần lớn vào chiến lược kinh doanh của mỗi DN.

phan-huu-loc-vanhoadoanhnhan-1

CEO Phan Hữu Lộc - Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Nhân lực Việt

Tuy nhiên, để xây dựng được một chiến lược kinh doanh bài bản và chuẩn xác không phải là điều đơn giản. Bởi vậy, bên cạnh một số DN tự chủ động tự xây dựng chiến lược dựa vào đội ngũ nhân sự cốt cán của công ty, thì nhiều DN phải nhờ đến đội ngũ tư vấn bên ngoài.

Trên thế giới,  việc thuê chuyên gia tư vấn trong nhiều khâu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng là một thông lệ thực tế. Bởi tư vấn được ví như một tấm gương chiếu hậu, có thể soi thấy những điều mà doanh nghiệp không thể tự mình nhìn thấy được. Mặt khác, không phải doanh nghiêp nào cũng có đội ngũ chuyên môn có khả năng hoạch định chiến lược. Vì vậy, mời đơn vị tư vấn chuyên nghiêp là giải pháp hiệu quả và an toàn hơn cả. Bởi "sự nhúng tay" của nhà tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp DN định hướng chính xác trên nguồn lực, sở trường của mình và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.  Giúp cho một đồng vốn bỏ ra hiện tại có thể mang lại rất nhiều giá trị trong tương lai.

Vấn đề là khi nào, với tình hình doanh nghiệp như thế nào thì DN có thể tự mình hay thuê tư vấn để XD chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp và bài bản? Đây dường như đây vẫn đang là câu hỏi khó đối với nhiều DN. Liên quan đến vấn đề này, chương trình CEO - Chìa khóa thành công của VTV1 đã lên sóng chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược tự xây hay đi thuê”.

Cùng với đó là câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình đã từng kinh doanh rất thành công trong lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường ở VN. Tuy  nhiên, sau giai đoạn phát triển nóng, hiện nay, tình hình kinh doanh của DN ngày càng bết bát, bị thua lỗ nặng; mất nhiều hơn được. Trước tình hình đó, sau rất nhiều trăn trở, CEO và các thành viên còn lại của HĐQT đã ngồi lại với nhau để phân tích và tìm hiểu nguyên nhân. Và tất cả đều cùng chung quan điểm: có tình trạng xảy ra như vậy là do ban đầu, việc đầu tư vào kinh doanh của DN là khá tùy tiện (chủ yếu dựa vào quan hệ và có sự nhạy bén trong đầu cơ đất đai…).

Trong giai đoạn đầu của thị trường, việc tự phát còn nhiều cơ hội nên DN có được thành công nhất định. Tuy nhiên, đến giai đoạn thị trường phát triển ổn định, cùng sự tham gia cạnh tranh của nhiều ông lớn trong và ngoài nước, làm ăn bài bản … nếu DN không thay đổi, vẫn làm ăn theo kiểu tự phát và tùy tiện … thì sẽ mất hoàn toàn phần vốn còn lại và rời khỏi thị trường.

Để có thể tiếp tục duy trì và phát triển được, CEO đề xuất DN phải nghiên cứu và xây dựng một chiến lược bài bản với sự tham gia của đơn vị tư vấn chuyên nghiêp, có uy tín và kinh nghiệm cả trong nước lẫn quốc tế để vừa phù hợp với thị trường trong nước, vừa có được kinh nghiệm và tầm nhìn quốc tế.
Mặc dù cùng thống nhất quan điểm DN phải làm ăn bài bản như CEO, song các cổ đông đều nhất quyết không chấp thuận mời chuyên gia tư vấn. Họ giữ nguyên quan điểm tự DN xây dựng nên chiến lược kinh doanh cho công ty là tốt nhất.phan-huu-loc-vanhoadoanhnhan-2

Anh Phan Hữu Lộc tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công (do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoanggia Media Group thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland)

Trong vai trò CEO tham gia giải quyết vấn đề trên, anh Phan Hữu Lộc - Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Nhân lực Việt - đã đưa ra các lý lẽ phản biện để bảo vệ quan điểm của mình. Và ý kiến của anh đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả theo dõi trên Fanpage CEO - Chìa khóa thành công. Bạn Đức Phúc cho rằng: “Việc thuê tư vấn để góp sức xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp là điều bình thường và nhiều doanh nghiệp đã làm như vậy và cũng rất thành công. Tư vấn vào sẽ giúp DN có được những cái nhìn khách quan và chuyên nghiệp hơn. Có như vậy, DN mới có thể nhan chóng căng buồm dong thuyền ra khơi xa”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng: “Một chuyên gia có thể tư vấn rất tốt cho doanh nghiệp này nhưng lại có thể không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp khác. Không ai hiểu mình bằng chính mình, bởi vậy việc tự xây chiến lược kinh doanh vẫn phương án là tốt nhất”.

Mỗi người đều đưa ra những lí lẽ quan điểm thuyết phục của riêng mình, không ai đúng hay sai hoàn toàn. Chính những ý kiến đa chiều này đã tạo nên sự sôi động và hấp dẫn, thu hút sự quan tâm chia sẻ của đông đảo khán giả trên fanpage của chương trình.

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chia khóathành công trên Youtube

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

Bình Nguyên

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Chiến lược kinh doanh và sự sống còn của doanh nghiệp

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc