Mục đích cuối cùng của việc học: Kiếm sống, lập thân, lập nghiệp! |
Viết bởi An An |
Thứ sáu, 22/07/2016, 15:52 GMT+7 |
Xét cho cùng mỗi người dù có học gì, làm gì đi chăng nữa cũng để lập thân, lập nghiệp. Nếu học đại học, cao đẳng, thậm chí thạc sỹ, nhưng vẫn thất nghiệp hoặc có việc làm không đúng ngành nghề với mức lương thấp, dẫn đến...
Trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” và con số cử nhân thất nghiệp cao chót vót mỗi năm, nhiều chuyên gia giáo dục đề nghị xã hội, đặc biệt phụ huynh nên coi việc đi học chuyên nghiệp của con em là cuộc đầu tư lớn, để từ đó có lựa chọn đúng đắn nhất, tránh rủi ro. Học gì cuối cùng vẫn là kiếm sống Thầy Phạm Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cơ điện Xây dựng Việt Xô (Ninh Bình) cho biết, rất nhiều em đã học xong đại học, hoặc đang học dở cao đẳng, đại học do nhận thức được việc khó khăn khi xin việc nên đã chuyển sang học nghề tại nhà trường. Từ thực tế đó, thầy Bình khuyến nghị, ngành giáo dục nên coi việc đi học là cuộc đầu tư, mà nói đến đầu tư là phải tính đến hiệu quả. Việc học ngành, nghề gì, học ở cấp trình độ nào (học nghề hay học hàn lâm) đều phải tính toán đến tương lai sau khi học xong làm gì để sống. Vì xét cho cùng mỗi người dù có học gì, làm gì đi chăng nữa cũng để lập thân, lập nghiệp. Nếu học đại học, cao đẳng, thậm chí thạc sỹ, nhưng vẫn thất nghiệp hoặc có việc làm không đúng ngành nghề với mức lương thấp, dẫn đến đời sống khó khăn coi như là thất bại. Nếu ta coi việc đi học là một cuộc đầu tư, thì phải tính toán đến hiệu quả của nó, học ngành, nghề gì phù hợp với năng lực bản thân, gạt bỏ những suy nghĩ thiếu tích cực trong việc phân biệt giữa việc làm thầy, làm thợ để lựa chọn học ngành, nghề phù hợp. Sau đó, khi ra trường có việc làm tốt, đúng năng lực sẽ thuận lợi cho việc lập thân, lập nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân Đồng tình với quan điểm này, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cơ điện Tây Bắc Nguyễn Đức Thắng kiến nghị, nên coi việc đi học là một cuộc đầu tư, bởi việc cho con cái đi học đúng ngành, nghề sẽ dễ tìm việc làm, nhanh thu hồi vốn. Cũng giống như trong cuộc sống sau khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó mà đúng, trúng sẽ sinh lời ngay. Cần giải pháp tổng thể Để sớm chấm dứt được sự lãng phí trong đào tạo và hạn chế được tình trạng thừa thầy thiếu thợ, việc đầu tiên cần cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác phân luồng đào tạo ngay từ cấp học phổ thông THCS, phải căn cứ vào năng lực, sở trường của học sinh để hướng nghiệp cho họ. Muốn vậy, theo Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cơ điện Hà Nội, Đồng Văn Ngọc, Nhà nước phải thống nhất việc quản lý đào tạo về một đầu mối sao cho không bị chồng chéo như hiện nay mới phân luồng được. Mặt khác, Chính phủ có chế tài các doanh nghiệp sử dụng lao động phải là những lao động đã được đào tạo, trả lương hợp trình độ đào tạo và năng lực của lao động và có trách nhiệm một phần chi phí đào tạo với cơ sở đào tạo. Ảnh: Nguyên Huân Đặc biệt, cần hạn chế tối đa việc các doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo, vì việc này chỉ có lợi trước mắt cho doanh nghiệp về chi phí nhưng lại gây thiệt hại lâu dài về chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp cũng như các vấn đề xã hội nếu các lao động không có tay nghề bị sa thải, họ sẽ không biết làm gì sau đó. Thực tế trong xã hội, đa phần con em và gia đình vẫn sính cho con em đi học đại học bằng mọi giá với lý do thích địa vị trong xã hội, được làm trong các cơ quan công lập và không muốn làm thợ mặc dù các nghề này đều được làm bằng máy móc, thiết bị... Hơn nữa, một số doanh nghiệp nước ngoài sử dựng hợp đồng lao động thời hạn khoảng 2-3 năm, sau đó lại tổ chức thi và bỏ đa số số lao động cũ và lại ký với các lao động mới để trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. Để giải quyết những vấn đề này phải có bàn tay của Nhà nước can thiệp.
+ Hiệu trưởng các trường nghề kiến nghị, Chính phủ có cơ chế lương hợp lý cho đội ngũ giảng dạy tại các trường nghề, hiện nay vẫn hưởng thang lương của giáo viên trung học. Ngoài ra, tiến hành xây dựng thang bậc lương cho người tốt nghiệp các bậc trình độ nghề. Coi việc đào tạo nghề là chương trình trọng điểm của quốc gia, đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này. + Để chấm dứt cảnh thừa thầy thiếu thợ, Chính phủ cần phải có những cơ chế, chính sách mang tầm vĩ mô: Một là chấm dứt việc thành lập mới các trường Đại học hoặc nâng cấp các trường Cao đẳng lên Đại học; Hai là nghiêm túc rà soát, loại bỏ những trường không đáp ứng về cơ sở vật chât, đội ngũ giảng viên; Ba là phân luồng thí sinh một cách quyết liệt hơn nữa; Bốn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cho các trường đào tạo nghề....
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|