top-banner-2

Thứ bảy, 23/09/2017, 08:23 GMT+7

Tại sao đế chế đồ chơi lớn nhất thế giới sụp đổ trong chớp mắt?

Viết bởi Nam Anh   
Thứ bảy, 23/09/2017, 08:23 GMT+7

Cho đến vài tuần trước, thị trường vẫn còn hy vọng vào một hợp đồng giải cứu Toys 'R' US sẽ được hoàn tất trước mùa mua sắm, đem lại cho công ty này khoản vay tái cơ cấu trị giá 400 triệu USD hết hạn vào năm tới. Nhưng trong khi chủ nợ vẫn đang đưa ra những lời đề nghị ngọt ngào, công ty này đã chuẩn bị nộp hồ sơ phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ.

toys-master-vanhoadoanhnhan

Sau hơn 10 năm trầy trật trong núi nợ, ngày 19/9, chuỗi bán lẻ đồ chơi lớn nhất thế giới - Toys 'R' Us đã phải làm thủ tục phá sản.

Tính đến tháng 9/2017, Toys “R” Us có hệ thống 1600 cửa hàng trên toàn cầu bao gồm Toys “R” Us, Kids “R” Us, Babies “R” Us và Imaginarium. 69 năm qua, Toys 'R' Us đã trở thành 1 địa chỉ ưa thích cho trẻ em cũng như người lớn với bộ sưu tập ấn tượng về đồ chơi, game, đồ thể thao, đồ điện tử, phần mềm, các sản phẩm cho trẻ sơ sinh, quần áo trẻ em và đồ nội thất cho thanh thiếu niên. Là nhà bán lẻ đồ chơi toàn cầu, Toys 'R' Us vẫn luôn tiếp tục theo dõi các số liệu mua sắm đồ chơi trên khắp thế giới để có thể dẫn đầu trong việc định dạng và định hướng các xu hướng đồ chơi. Hãng cung cấp 1 sự lựa chọn tuyệt vời bao gồm các loại đồ chơi mới, đồ chơi truyền thống, sản phẩm đặc biệt của Toys 'R' Us và nhiều giá trị tuyệt vời khác trong cùng 1 cửa hiệu.

Toys 'R' Us cho biết hoạt động của hãng bên ngoài Mỹ và Canada bao gồm khoảng 225 cửa hàng được cấp phép và liên doanh tại châu Á là những công ty riêng biệt, không nằm trong đơn phá sản này.

Được thành lập vào năm 1948 bởi Charles Lazarus, Toy 'R' Us bị mua lại vào năm 2005 và kể từ đó phải chịu nhiều khoản nợ chưa bao giờ trả hết. Công ty này cho biết họ nợ các bên 3 tỷ USD bao gồm cả tổ chức ngân hàng JPMorgan.

Cho đến vài tuần trước, thị trường vẫn còn hy vọng vào một hợp đồng giải cứu Toys 'R' US sẽ được hoàn tất trước mùa mua sắm đem lại cho công ty này khoản vay tái cơ cấu trị giá 400 triệu USD hết hạn vào năm tới. Nhưng trong khi, chủ nợ vẫn đang đưa ra những lời đề nghị ngọt ngào, công ty này đã chuẩn bị nộp hồ sơ phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ.

Hugh Ray - luật sư của McKool Smith ở Houston cho biết: "Việc phá sản đã trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm" bởi ngân hàng và các nhà cung cấp "tự thuyết phục nhau đó là một cuộc khủng hoảng, và tin đồn tự khắc lan tỏa".

Tốc độ sụp đổ của Toys 'R' Us quá nhanh và phản ánh ngay trên thị trường nợ. Ngày 1/9, trái phiếu Toys 'R' Us giao dịch gần như ngang mệnh giá và đến tuần này thì giảm xuống dưới mệnh giá 18%. Chi phí đảm bảo nợ chống phá sản 10 triệu USD đã tăng từ khoảng 300.000 USD vào ngày 5/9 lên 2,5 triệu USD vào cuối tuần trước. Đến ngày 18/9 - trước khi công ty này nộp đơn phá sản, mức phí này đã tăng lên đến 7,7 triệu USD.

Điều đó sẽ không xảy ra nếu như chủ nợ không nhận thức được những vấn đề đang xảy ra ở Toys 'R' Us. Công ty có trụ sở tại Wayne, New Jersey đã hoạt động được hơn 10 năm nay với tổng tài sản nợ lên tới 5 tỷ USD và chi phí duy trì chuỗi ở khoảng 400 triệu USD/năm.

"Họ đã cố gắng kết dính chúng lại bằng hồ dán Elmer và băng keo Scotch", John Lekas - giám đốc danh mục cấp cao tại Leader Capital Corp cho biết.

Nhưng hiện nay Toys 'R' Us đang bị thiếu tiền, thụt lùi so với đối thủ và không có khả năng đầu tư, CEO Toys 'R' Us David Brandon khai trước tòa.

Trái phiếu Toys R Us giảm 80% chỉ trong 2 tuần.

Trái phiếu Toys 'R' Us giảm 80% chỉ trong 2 tuần.

Theo hồ sơ nộp lên tòa án, công ty đã thuê Lazard Ltd., Kirkland & Ellis LLP và Alvarez & Marsal để tái cấu trúc, và vào tháng 8, họ đã nói chuyện với một nhóm các nhà cho vay để cung cấp cho Toy 'R' Us thêm thanh khoản trong mùa lễ hội chính.

Nhà đầu tư của Toys 'R' Us cho biết có vẻ như công ty đã cố gắng giành được một số nhượng bộ như gia hạn thời gian đáo hạn. Không may, giá trái phiếu lao dốc đã tạo nên áp lực cho đàm phán. Chủ nợ yêu cầu có thêm cổ phần để bù đắp giá trị trái phiếu giảm và giữ cho công ty không phá sản.

Cuối cùng, cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu và thông tin Toys "R" Us nộp đơn phá sản lên tòa án đã bị rò rỉ vào ngày 6/9 trên CNBC. Điều này đã làm các nhà cung cấp hoảng sợ. Trong vòng 1 tuần, gần 40% các nhà cung cấp đã từ chối vận chuyển đồ chơi và các sản phẩm mà không được thanh toán bằng tiền mặt ngay lập tức cho Toy "R" Us. Một số bên đã yêu cầu công ty này thanh toán mọi nghĩa vụ phải trả. Áp lực càng đổ dồn lên hãng đồ chơi lớn nhất nước Mỹ khi các nhà tín dụng và công ty tài chính cũng đòi rút vốn.

Theo tuyên bố phá sản gửi tòa của David Kurtz đến từ công ty dịch vụ Lazard, Toy "R" Us đã xem xét mở rộng khoản vay. Nhưng điều này sẽ chỉ khiến cho hãng bán lẻ này ngày càng trở nên tồi tệ khi phải mang vác quá nhiều nợ và tiền lãi trong khi không có đủ nguồn lực để chuyển biến thế cờ, Kurtz cho biết.

Đến tuần thứ 3 của tháng 8, tình hình có vẻ rõ ràng hơn. Mọi xung đột đổ dồn vào hãng đồ chơi lớn nhất nước Mỹ và cuối cùng nó cũng phải chuẩn bị hồ sơ phá sản theo chương 11, luật phá sản.

Theo tính toán của Brandon, "thời gian xảy ra tất cả những điều này không thể tồi tệ hơn". Trong hồ sơ phá sản ghi rõ lý do đẩy Toy "R" Us chính vì khoản nợ 1 tỷ USD mà công ty này muốn bổ sung thêm thanh khoản trước khi vào mùa mua sắm. Nhưng không ngờ quyết định này đã khiến cho công ty không thể kiếm được gì thêm mà lại đẩy công ty vào một kết thúc không có hậu.

Theo Anh sa - ttvn.vn - 23/09/2017


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tại sao đế chế đồ chơi lớn nhất thế giới sụp đổ trong chớp mắt?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc