PGS.TS Trần Đình Thiên: 'Không được phép lệ thuộc vào Trung Quốc' |
Viết bởi An An |
Thứ hai, 23/11/2015, 15:18 GMT+7 |
Với việc nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc, TS Trần Đình Thiên cho rằng Việt Nam đang lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc quá nhiều. Trong khi, nền công nghiệp trước thềm TPP còn lạc hậu, manh mún, đẳng cấp thấp… Đẳng cấp thấp, lạc hậu Phát biểu tại hội thảo Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, nền công nghiệp Việt Nam hiện có 3 đặc trưng. Thứ nhất là đẳng cấp thấp, cơ bản vẫn là khai thác tài nguyên, gia công, lắp ráp, thiếu nghiêm trọng công nghiệp hỗ trợ. Theo TS Thiên, vì lý do này mà dù Samsung hay các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào nước ta thì nước ta cũng không tận dụng được nhiều. Đặc trưng thứ hai của công nghiệp Việt Nam là lệ thuộc vào nhập khẩu, nhất là nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến méo mó cơ cấu công nghiệp rất nghiêm trọng. Theo TS Thiên, việc nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc làm lệch cơ cấu công nghiệp và ngày càng phụ thuộc vào họ. Đặc trưng thứ ba chính là công nghiệp dựa trên một cấu trúc doanh nghiệp nội địa nhỏ bé, manh mún, thiếu liên kết, thiếu tầm chiến lược, kinh doanh chộp giật. Bên cạnh đó, nói về cơ cấu ngành, TS Thiên cho rằng, nền công nghiệp nặng về khai thác tài nguyên, gia công, lắp ráp, định hướng “công nghiệp – phi công nghệ”, không khuyến khích sản xuất nội địa, hầu như không có công nghiệp hỗ trợ. Nền nông nghiệp dịch chuyển cơ cấu theo kiểu “đèn cù”: thay cây, thay con liên tục nhưng quanh quẩn vẫn những cây đấy con đấy, với định hướng xuyên suốt: sản lượng cao, chất lượng thấp, tiêu tốn nhiều nguồn lực và giá trị gia tăng thấp. Nghiêng lệch cơ cấu công nghiệp Ngành dịch vụ kém phát triển, chất lượng thấp; ngành du lịch vẫn định hướng tăng “sản lượng” khách, đa số khách (85-90%) “một đi không trở lại”. Nền kinh tế khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp và mang tính đầu cơ. “Do vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn mang đậm chất nền kinh tế tiểu nông, nhỏ lẻ, “đóng kín”, thiếu liên kết, chưa có tầm nhìn toàn cầu” – TS Thiên nhấn mạnh. TS Thiên cũng chia sẻ thêm, cả thế giới toàn cầu hóa, quy tắc làm ăn mang tính toàn cầu, sản xuất theo chuỗi chứ không phải muốn làm gì thì làm. Nếu Trung Quốc có vấn đề thì các nước khác cũng "rung rinh". Vì vậy, Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng không được phép để quá lệ thuộc vào họ. “Hàm ý của toàn cầu hóa là gì? Chính là tự do hóa. Việt Nam có đủ năng lực để tự do hóa hay không là cả một vấn đề lớn. Việt Nam hiện nay cũng đã có công nghệ cao rồi chứ không chỉ đào bán tài nguyên như ngày xưa. Các nước đi sau coi cái đi sau đó như là một lợi thế tuyệt đối. Đi sau có thể rút ngắn, bỏ qua được một vài bước đi tuần tự. Hàn quốc là bài học, họ đi qua công nghiệp cổ điển rất nhanh” – TS Thiên lưu ý. Chỉ cần học Hàn Quốc về phát triển công nghiệp PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, để ngành công nghiệp tiến vào TPP, Việt Nam cần học hỏi nhiều thứ. Tuy nhiên, riêng về chiến lược, ý chí phát triển công nghiệp thì Việt Nam chỉ cần học tập Hàn Quốc là đủ. Theo ông Thiên, Hàn Quốc cũng bắt đầu từ con số 0 như Việt Nam nhưng đến nay họ có nền kinh tế phát triển hùng mạnh. Bởi vì ngay từ lúc đầu, Hàn Quốc đã ý thức được tạo ra tập đoàn tư nhân mạnh, chính là các Chaebol, còn Việt Nam bắt đầu từ các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ. PGS.TS Trần Đình Thiên ‘Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm phát triển nhưng về nước lại áp dụng sai. Họ chỉ chú trọng phát triển các tập đoàn lớn của Nhà nước tương tự như các Chaebol nhưng phát triển sai lầm, không hiệu quả, không để ý đến doanh nghiệp tư nhân”. Theo Tiến sĩ Kim In-Ho Stephen, nguyên Giáo sư Trường đại học Hanyang, Chủ tịch Hội quản lý năng động của Hàn Quốc, Chaebol được cải cách từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, những tập đoàn tài chính vượt qua được cuộc khủng hoảng đã nắm bắt được cơ hội thông qua chiến lược đổi mới triệt để và tăng cường hơn dựa vào định hướng kinh doanh hướng tới sản xuất. Vị Tiến sĩ này cũng gửi một số thông điệp về sự công nghiệp hóa của Hàn Quốc đến hôi thảo. Đó là sự phát triển/ tăng trưởng kinh tế căn bản dựa trên sự tìm kiếm lợi nhuận của công ty, tạo nên giá trị, và chính sách công nghiệp Thứ hai là sự tìm kiếm lợi nhuận của một công ty phụ thuộc vào khả năng thích ứng sự thay đổi công nghệ và nhu cầu phát triển thông qua cải cách tập trung và nhu cầu – Làm thế nào có thể nhìn thấy trước sự thay đổi công nghệ và nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó, những chính sách công nghiệp để thúc đẩy/ khuyến khích khả năng thích nghi của doanh nghiệp với sự đổi mới về công nghệ và phát triển nhu cầu thông qua sự đổi mới nhu cầu tập trung. Song song với đó, phải hướng dẫn chính sách công nghiệp, tránh thất bại chính sách. Phải đổi mới khu vực sản xuất bởi không có sản xuất sẽ không có cạnh tranh quốc gia, các công cụ phát sinh tiền tệ cũng sẽ bằng 0. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Phú Bình, đại sứ đầu tiên Việt Nam tại Hàn Quốc cho rằng, Việt Nam phải tìm hiểu và xác định mục tiêu, mục đích của từng địa phương có lợi thế, yêu cầu gì thích hợp chứ không thể mãi làm như thời gian vừa qua. Theo ông, Hàn Quốc có công nghiệp đa dạng từ công nghiệp nặng như sắt thép, đóng tàu, chế tạo ô tô đến nền công nghệ cao như Samsung... Và Việt Nam có thể học tập bất cứ điều gì từ đất nước này. Ông Bình cho hay, ở Việt Nam, việc phát triển khu công nghiệp như phong trào. Tỉnh nào cũng đòi mở khu công nghiệp, dành quỹ đất và sự ưu đãi lớn để nhà đầu tư vào, không có định hướng cụ thể. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là tạo nên mẫu khu công nghiệp có đặc thù, thuận lợi riêng để thu hút đầu tư hiệu quả. Theo Motthegioi Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|