top-banner-2

Chủ nhật, 05/07/2015, 08:50 GMT+7

Trung Quốc ráo riết 'đi đêm' trước 'phán quyết Biển Đông'?

Viết bởi Đức Lợi   
Chủ nhật, 05/07/2015, 08:50 GMT+7

Các nguồn tin của Reuters khẳng định Tòa Trọng tài Thường trực thường xuyên liên lạc và cung cấp cho phía Trung Quốc những diễn biến của quá trình xét xử.

Trong bối cảnh nhóm pháp lý quốc tế của Philippines đang chuẩn bị tới Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay (Hà Lan) tranh tụng về tính phi pháp của tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” (hay còn gọi là đường lưỡi bò) của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh đang có những động thái vận động hành lang vô cùng quyết liệt.

Kể từ khi Philippines đệ đơn kiện “đường lưỡi bò” ra trước tòa án quốc tế vào năm 2013 đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng không theo kiện và tìm mọi lý do để bác bỏ phiên tòa này. Hồi tháng Tư vừa qua, Tòa Trọng tài Thường trực đã ra tuyên bố ghi nhận sự phản đối của Trung Quốc nhưng vẫn sẽ tổ chức phiên tranh tụng từ ngày 7.7 tới 13.7 tới đây.

TQ rao riet “di dem” truoc “phan quyet Bien Dong”?

Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay

Các chuyên gia pháp lý cho biết trong trường hợp Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết có lợi cho Philippines, mặc dù Liên Hợp Quốc không có cơ quan nào có chức năng thực thi phán quyết, nhưng đó sẽ là một đòn giáng mạnh về ngoại giao đối với Bắc Kinh và tham vọng chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông.

Một số học giả quốc tế cho biết mặc dù ngoài mặt luôn thể hiện sự phản đối vụ kiện, nhưng Trung Quốc lại đang âm thầm “đi đêm” nhằm tránh một phán quyết bất lợi cho mình trước tòa án quốc tế.

Hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin thân cận cho biết các nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý của Trung Quốc vẫn theo sát diễn biết vụ kiện và có những hành động không chính thức để xử lý tình hình.

Một số công việc như vậy đã được đại sứ quán Trung Quốc tại La Hay thực hiện, và các nhân viên đại sứ quán cũng đã thiết lập một đường dây liên lạc chính thức với tòa án, các nguồn tin này cho biết.

TQ rao riet “di dem” truoc “phan quyet Bien Dong”?

Một phiên tranh tụng tại Tòa Trọng tài Thường trực

Sau khi xem xét các tuyên bố và quy định của Tòa Trọng tài Thường trực, hãng tin Reuters xác nhận Trung Quốc có thể liên lạc với tòa án thông qua đại sứ ở La Hay, và tòa án này cũng thường xuyên cung cấp cho phía Trung Quốc những diễn biến của quá trình xét xử và những cơ hội để nộp tờ trình.

Học giả Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói: “Có vẻ như hội đồng xét xử đang dần ngả về hướng xem xét các lợi ích của Trung Quốc và nhiều khả năng sẽ ra một phán quyết ngang ngửa cho cả Philippines và Trung Quốc”.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng những hành động “đi đêm” của Trung Quốc sẽ không khiến các thẩm phán ủng hộ hoàn toàn Bắc Kinh. Một học giả pháp lý chia sẻ: “Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có vẻ như họ biết rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng chữ trong bản phán quyết cuối cùng”.

Sở dĩ Philippines lựa chọn Tòa Trọng tài Thường trực để nộp đơn kiện theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là vì tòa án này được quyền xét xử các vụ kiện trong trường hợp bên bị kiện phản đối và từ chối theo kiện.

TQ rao riet “di dem” truoc “phan quyet Bien Dong”?

Tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa, chèn ép tàu tiếp tế Philippines trên Biển Đông

Chuyên gia Storey cảnh báo phiên tranh tụng tới đây có thể khiến việc ra phán quyết cuối cùng bị trì hoãn từ 6-12 tháng, thậm chí là sau khi Tổng thống Philippines đương nhiệm Benigno Aquino hết nhiệm kỳ vào tháng 6 năm sau.

Các nguồn tin của Reuters khẳng định, ngay cả khi phán quyết cuối cùng được đưa ra, Trung Quốc cũng sẽ bác bỏ bất cứ quyết định nào có lợi cho Philippines.

Zha Daojiong, một chuyên gia chính trị học tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng chiến lược không theo kiện và sau đó là bác bỏ bất cứ phán quyết nào đã được Trung Quốc đưa ra từ trước. “Không có sự tham gia của Trung Quốc, bất cứ phán quyết nào cũng chỉ là một ý kiến”, ông Zha nói.

Theo danviet.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Trung Quốc ráo riết 'đi đêm' trước 'phán quyết Biển Đông'?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc