top-banner-2

Thứ tư, 26/03/2014, 09:11 GMT+7

“Nước Nga không cần bấu víu vào G8“

Thứ tư, 26/03/2014, 09:11 GMT+7

"Nga không cần bấu víu G8. Những vấn đề lớn của thế giới có thể thảo luận tại các hội nghị quốc tế khác, ví dụ như G20", ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố.

“G8 là một câu lạc bộ không chính thức, không thẻ hội viên và cũng chẳng ai trục xuất được các thành viên”, ông Lavrov phát biểu trong một cuộc họp báo tại The Hague. “Nếu các đối tác phương Tây tin rằng thể chế này đang tự làm suy yếu nó, thì cứ cho nó suy yếu. Chúng tôi không bám víu vào G8”, ông Lavrov nói tiếp.

“Nói chung, vẫn còn những hình thức quốc tế khác để giải quyết xem xét rất nhiều câu hỏi, bao gồm Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Bộ Tứ Trung Đông và nhóm P5+1 về vấn đề hạt nhân Iran”, ngoại trưởng Lavrov nói.

Khi được hỏi về phản ứng của Nga trước thông tin Australia sẽ không mời Tổng thống Putin đến Hội nghị G20, được tổ chức tại Brisbane vào tháng 11 sắp tới, ông Lavrov cho biết:

“G20 không phải được thiết lập bởi một mình Australia mà lên tiếng đề nghị không mời Nga. Hội nghị này là do tất cả các nước thành viên cùng sáng lập”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov - Ảnh: libyaherald

Trái ngược hẳn với các nhà lãnh đạo nhóm G7, theo tờ Thời báo Ấn Độ, các quốc gia BRICS đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nước Nga và Tổng thống Putin.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Ngoại trưởng các nước Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, các thành viên của BRICS, đã gặp nhau và cùng đưa ra một tuyên bố chung. Trong tuyên bố có đoạn bày tỏ thái độ quan ngại trước việc Ngoại trưởng Australia tuyên bố Tổng thống Putin nên bị ngăn cản đến tham dự Hội nghị G20.

“Các bộ trưởng ghi nhận những mối quan ngại trên các phương tiện truyền thông gần đây về Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Brisbane trong tháng 11 sắp tới. Quyền giám sát của G20 thuộc về tất cả các quốc gia thành viên và công bằng như nhau. Không một thành viên nào có quyền đơn phương xác định tính chất và đặc điểm của nó”, tuyên bố của nhóm BRICS nêu rõ.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo khối G7 gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh, cũng đang nhóm họp tại The Hague. Theo giới truyền thông, vấn đề Ukraine được xem là tiêu điểm trong chương trình nghị sự.

Ngoaị trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại The Hague ngày 24.3.2014

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, ngoại trưởng Sergey Lavrov cũng đang có mặt tại Hà Lan, cùng với đại diện đến từ hơn 50 quốc gia khác, tham dự Hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân. Bên lề cuộc họp, ông Lavrov đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Hai bên một lần nữa thảo luận các câu hỏi liên quan đến tình hình Ukraine, vấn đề gây ra sự lạnh nhạt trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.

Cả Moscow và Washington đều hiểu rằng, Ukraine cần phải cải cách hiến pháp, ông Lavrov cho biết.

“Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết trong việc kêu gọi chính quyền Ukraine nên dành sự chú ý nghiêm túc đến cải cách hiến pháp và đi vào xem xét lợi ích của tất cả các vùng ở Ukraine”, ngoại trưởng Lavrov nói.

Cũng tại The Hague, ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov và Ukraine, Andrey Deshchitsa,  đã có cuộc gặp đầu tiên nhằm giải quyết mâu thuẫn hiện tại giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước láng giềng – vốn thuộc Liên Xô cũ, đã xấu đi nhanh chóng sau khi Tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2 vừa qua và những diễn biến tại bán đảo Crimea.

Theo Một Thế Giới RT

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

“Nước Nga không cần bấu víu vào G8“

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc