Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Meey Group hợp tác đơn vị quốc tế đào tạo và hướng dẫn xây dựng báo cáo ESG
Meey Group chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với TUV NORD Việt Nam, đánh dấu bước...
NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Vincom Retail lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
PJICO nơi ông Đào Nam Hải từng làm Tổng giám đốc: ‘Hốt bạc’ nhờ bảo hiểm ô tô
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục rót gần 8.400 tỷ đồng vào VinSpeed
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi
Sự xuất hiện của nhóm du khách từ các thị trường mới nổi đang tạo ra nhiều cơ hội cho du...
Tiềm năng du lịch tỉnh Gia Lai mới là 'rừng vàng, biển bạc'
TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác
Thổ Nhĩ Kỳ thành công với All-Inclusive, Việt Nam đã sẵn sàng?
Du lịch Việt Nam bùng nổ lượng khách quốc tế trong nửa đầu 2025
Nhà máy công nghệ cũ và bài toán chuyển đổi xanh
Từ năm 2026, Liên minh châu Âu sẽ chính thức áp dụng thuế carbon xuyên biên giới, đánh thuế trực...
Đề xuất quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghiên cứu thông tin phản ánh về PMI và lộ trình kiểm tra tem nhãn
Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm OCOP
Áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng từ Trung Quốc
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Ngày 18/6 vừa qua, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tư vấn & Đào tạo V-Torch đã long trọng tổ...
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Ở tuổi 78, nhạc sĩ Đức Huy khỏe mạnh, phong độ và có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ xinh...
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
Đám cưới của tỉ phú Jeff Bezos bùng nổ thời trang trên mạng, bất chấp chỉ trích
Tài tử đình đám xứ Hàn khen ngợi Lý Hải, úp mở việc muốn đóng 'Lật mặt'
Uống nước lá tía tô với chanh có tác dụng gì?
Nhiều người vẫn thường có thói quen vắt chanh vào nước lá tía tô để uống, vậy uống nước lá...
Khám phá thế giới nước hoa đẳng cấp từ LOEWE
Viktor & Rolf – Hành trình tạo nên tuyệt tác giữa vũ trụ mùi hương
Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt từ sự đầu tư của Samsung |
Chủ nhật, 14/09/2014, 12:18 GMT+7 |
Năm 2013, các nhà máy của tập đoàn Samsung tại Việt Nam đã đạt doanh số xuất khẩu 23 tỷ USD. Để tạo ra doanh số đó đồng thời phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, Samsung cũng đã chi ra tổng cộng gần 20 tỷ USD. Còn năm 2014, Samsung dự kiến đạt doanh số xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD, về lý thuyết, khoản chi tương ứng cũng sẽ tăng theo và chắc chắn tiếp tục được duy trì, thậm chí tăng tiếp trong nhiều năm nữa. Đáng tiếc, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất khó chạm được vào khoản "đầu vào" khổng lồ này, bỏ lỡ một cơ hội làm ăn ngay trên sân nhà, đồng thời tranh thủ cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ. Cơ hội chung Nhiều năm trăn trở với công cuộc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, GS. Nguyễn Mại là một trong những người "kém vui" nhất với thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay. Ông kể, nhiều năm trước, đại kế hoạch xây dựng hai khu công nghiệp phụ trợ tập trung ở Vũng Tàu và Hải Phòng đã được khởi động, nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn chỉ dừng ở con số không. Hệ quả là giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, chẳng hạn trong ngành may mặc chỉ khoảng 35-40%, giày dép 30%, hàng điện tử 30% và phần lớn là của doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, so sánh với bên ngoài, tỉ lệ linh kiện, phụ kiện nội địa trong sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan đã ở mức 50-60%, trong khi Việt Nam chỉ là 27.8% Mãi cho đến gần đây, khi hoạt động sản xuất của Samsung bùng nổ, kéo theo khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam mở nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam mới giật mình. Tín hiệu lành đáng kể nhất để cải thiện tình hình chính là việc gần đây chính phủ đã chủ trương lập quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách ưu tiên phát triển ngành này. Bản thân các địa phương cũng đã quan tâm hơn đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và có chính sách khuyến khích, như trường hợp Bắc Ninh. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp FDI cũng chủ động tìm kiếm đối tác Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy đã đến lúc cần quan tâm nhiều hơn đến mối liên kết với doanh nghiệp FDI về công nghiệp phụ trợ. Vẫn theo GS. Nguyễn Mại, sự bùng nổ của Samsung đưa tới cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử. Đó là lý do cả về phía Chính phủ lẫn các doanh nghiệp cần coi trọng mối quan hệ với tập đoàn này, theo đó doanh nghiệp Việt Nam cần đối chiếu với thực trạng và đòi hỏi của Samsung để biết được yêu cầu cung cấp cụ thể. Về phía Chính phủ, có thể lựa chọn một số doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ đáp ứng điều kiện của Samsung để làm thí điểm, từ đó mở rộng diện thí điểm trên cơ sở chính sách ưu đãi của chính phủ thông qua quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, một định chế có nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được thông qua. Trên cơ sở thí điểm, cuối năm 2015, sẽ tổng kết quá trình hợp tác với Samsung để kiến nghị hệ thống giải pháp bao gồm chính sách, quỹ phát triển, mô hình nhằm mở rộng diện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ quan điểm này và cho rằng chính những dự án đầu tư của Samsung đã đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện tử lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ USD vào cuối năm 2014. Chính vì vậy, các dự án này đã bước đầu hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh nước ngoài và một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Theo ông Hiếu, đến nay Việt Nam đã thu hút được khoảng 500 doanh nghiệp FDI từ các quốc gia có nền sản xuất tiên tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chủ yếu sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng kim loại, linh kiện cao su... Tuy nhiên, do những đòn bày về cơ chế, chính sách từ Chính phủ còn chưa thực sự mang tính đột phá cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với những hạn chế chủ quan về công nghệ, vốn, năng lực sản xuất, kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực... nên hầu như chưa tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện này. Trước tình hình đó, Việt Nam đang triển khai 3 nhóm giải pháp để khuyến khích, phát triển lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với thực tiễn; đồng thời xây dựng môi trường, hạ tầng kinh doanh thuận lợi để khuyến khích, thu hút từ các tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, sản xuất linh kiện, bán thành phẩm tại Việt Nam. Đủ "chuẩn" thì chơi Đến dự hội thảo chuyên đề về công nghiệp phụ trợ và hợp tác với Samsung được tổ chức sáng 11/9 tại Hà Nội, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông điệp khá "hữu hảo" từ ban lãnh đạo Samsung, theo đó doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của tập đoàn này. Nhưng các lãnh đạo của Samsung cũng nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng, bởi vì các sản phẩm của Samsung luôn đòi hỏi chất lượng linh kiện cao nhất, nói nôm na là "đủ chuẩn thì chơi" Theo ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Complex tại Việt Nam, vào tháng 8/2012, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh với các lãnh đạo cấp cao của Samsung tại Hàn Quốc, hai bên đã thống nhất cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Luôn giữ đúng những cam kết của mình, trong thời gian qua, Samsung đã bàn bạc và thảo luận về phương án hợp tác cụ thể, mang lại hiệu quả thực tiễn với các Bộ ban ngành của Việt Nam để triển khai cam kết này. Hiện nay, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD, với những dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai và do đó, theo ông Shim Won Hwan, "không khó để nói rằng Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong thời gian sắp tới". Tuy nhiên, dù Samsung có mở rộng quy mô đầu tư và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam đến đâu chăng nữa thì vẫn cần có những điều kiện làm tiền đề, và một trong số đó là Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực tương ứng. "Nếu không thể phát triển được công nghiệp phụ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và hệ quả của nó là sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài", ông nói, nhấn mạnh rằng "nếu chỉ có sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mua hàng như Samsung, hay hỗ trợ của Chính phủ là chưa đủ mà trước hết, bản thân doanh nghiệp phụ trợ phải tự lực thì chúng ta mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng". Vị lãnh đạo này nói ông cảm thấy vui mừng trước những tín hiệu gần đây khi Chính phủ Việt nam đã chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về mở rộng hỗ trợ về thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa ra các chính sách ưu đãi như thuê đất và vay vốn đầu tư… "Tôi nghĩ rằng đây sẽ là đòn bẩy vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp phụ trợ", ông nói. Theo ông Jang Hoyoung, Tổng giám đốc Bộ phận mua hàng của Samsung Vietnam cho hay trên thực tế công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. "Ngay tại thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung cấp các loại mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì cho chúng tôi. Chúng ta bắt buộc phải phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo có sức cạnh tranh và để làm được điều này, thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều kiện tiên quyết", ông Jang Hoyoung nhấn mạnh. Theo Vneconomy Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|