Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt
Nửa đầu tháng 7-2025, nhiều doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt với loạt sai phạm như...
Cùng Đại sứ Cộng đồng LG hồi sinh rừng xanh, gieo mật ngọt lành
Lemon Digital - Đội ngũ trẻ đưa thương hiệu Việt bứt phá trên nền tảng số
Ứng dụng CUB Vietnam nhận hai giải thưởng tại ABF Retail Banking Award
Meey Group hợp tác đơn vị quốc tế đào tạo và hướng dẫn xây dựng báo cáo ESG
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Trung Quốc hút khách nhờ miễn visa, lượt nhập cảnh tăng hơn 50%
Chính sách miễn visa mở rộng đã giúp lượt người nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc tăng vọt...
Mở lại tour tham quan nhà bác sĩ Yersin bằng xe buýt mui trần
Phát hiện 2 thác nước tự nhiên tuyệt đẹp giữa rừng Quảng Ngãi
Tiềm năng du lịch to lớn của ‘viên ngọc xanh’ giữa đại ngàn Trường Sơn
TPHCM hướng tới trở thành trung tâm sản xuất, đổi mới sáng tạo, logistics của khu vực
TPHCM mới với quy mô của một siêu đô thị gần 14 triệu người, tiếp tục giữ vững vị thế là...
Bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
Ngành bán hàng trực tiếp: Hành trình đi đến chuẩn thông lệ quốc tế
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Sự hội ngộ thú vị của dàn giám khảo Hoa khôi Sinh viên 2024
Có một điều bất ngờ thú vị là năm nay Ban tổ chức Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 đã mời...
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero rộn ràng màn ảnh
Đó là Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero. Trong đó, Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần...
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
“Khỏe đẹp từ gốc” – Sách hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bên trong của TS. Nguyễn Thu Hương
Sau hơn hai mươi năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, xây dựng nhân hiệu, phát triển cộng...
Perris Monte Carlo Italy Collection – Di sản mùi hương từ Địa Trung Hải
Đậu nành giàu dinh dưỡng nhưng những người này tuyệt đối nên tránh
TP.HCM đổi cách làm dự án giao thông |
Thứ năm, 30/05/2019, 11:48 GMT+7 | |
UBND TP lập quỹ với kinh phí ban đầu khoảng 1.000 tỉ đồng để phục vụ công tác nghiên cứu triển khai các dự án giao thông thay vì giao trực tiếp cho các nhà đầu tư như thời gian qua Ngày 29-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã làm việc với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP và các sở, ngành liên quan về một số dự án giao thông cần tập trung đẩy nhanh tiến độ. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP cùng với các sở, ngành đã mổ xẻ vướng mắc ở các tuyến đường vành đai, cửa ngõ, cao tốc để đẩy nhanh tiến độ thi công, triển khai thực hiện. Đề xuất chuyển hình thức đầu tư nhiều dự án Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP, cho biết thời gian qua, công tác huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các tuyến đường vành đai, các tuyến quốc lộ, các nút giao thông quan trọng, các tuyến đường trục chính nội đô… Điển hình như tuyến Vành đai 2. Tuyến này có chiều dài 64 km với quy mô 6-10 làn xe, hiện còn 11 km dự kiến khép kín vào năm 2022. Theo Sở GTVT, chi phí bồi thường đoạn 1 và 2 (từ cầu Phú Hữu trên đường vành đai phía Đông đến xa lộ Hà Nội và từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng) ước khoảng 5.100 tỉ đồng, còn chi phí xây lắp khoảng 2.700 tỉ đồng. Để gỡ "điểm nghẽn" này, Sở GTVT cùng các sở, ngành chuyên môn kiến nghị nên chuyển dự án theo hình thức đầu tư công và trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư. Ông Lâm cho rằng nếu được chấp thuận đầu tư theo hình thức này, toàn bộ dự án đường Vành đai 2 sẽ được khép kín vào năm 2022. Không chỉ dự án đường Vành đai 2, hàng loạt dự án giao thông ở các cửa ngõ như dự án Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50…, được đầu tư theo hình thức BOT, BT cũng được Sở GTVT đề xuất chuyển sang hình thức đầu tư công. Sở GTVT nhìn nhận do các dự án nêu trên đầu tư mở rộng, nâng cấp trên các tuyến đường hiện hữu, theo Nghị quyết 437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì phải tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu. Riêng đối với các dự án theo hình thức BT thì hiện nay Chính phủ chưa có các quy định hình thức đầu tư và xác định quỹ đất BT. Do đó, ông Lâm xin UBND TP chuyển đổi hình thức đầu tư sang sử dụng vốn ngân sách. Không giao trực tiếp cho nhà đầu tư nghiên cứu Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cơ bản đồng ý với những đề xuất liên quan đến đường Vành đai 2 và yêu cầu các sở, ngành liên quan gấp rút thực hiện ngay. Ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo: "Trong tháng 7-2019, Sở GTVT phải hoàn chỉnh các thủ tục, báo cáo UBND TP để UBND TP trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư công đoạn 1 và đoạn 2 tuyến Vành đai 2". Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ phê duyệt tách dự án bồi thường ra thực hiện theo hình thức đầu tư công, đối với dự án xây lắp có thể vẫn triển khai hình thức PPP. Đối với đoạn 4 của tuyến đường Vành đai 2, Chủ tịch UBND TP cũng đưa ra yêu cầu tương tự nhưng thời gian được lùi đến cuối năm 2019. Đối với những đề xuất khác, Chủ tịch UBND TP lưu ý Sở GTVT và các đơn vị liên quan có rất nhiều dự án hạ tầng giao thông đang trong quá trình đầu tư, vì vậy cần tập trung ưu tiên cho những dự án bức bách, giải tỏa ùn tắc. Rà soát từng dự án một để xác định cụ thể hình thức đầu tư, thời gian tiến độ cụ thể bởi vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng được hơn 20% nhu cầu. Ông Nguyễn Thành Phong cũng đồng ý chủ trương thành lập quỹ với kinh phí ban đầu khoảng 1.000 tỉ đồng để phục vụ công tác nghiên cứu triển khai các dự án thay vì giao trực tiếp cho các nhà đầu tư như thời gian qua. Đặc biệt, đối với những dự án BT, Chủ tịch UBND TP lưu ý hướng sắp tới chỉ thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư khi dự án đã triển khai thi công hoàn thành, không giao trước như thời gian qua. Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định: "Một khi đã dùng tiền ngân sách để giải phóng mặt bằng, có đất sạch thì phải đấu thầu chọn nhà đầu tư và không giao cho bất kỳ ai". Ông cũng thông tin trước đây TP giao một nhà đầu tư nghiên cứu dự án cầu Thủ Thiêm 4 chứ TP chưa hề giao cho đơn vị cụ thể nào thực hiện dự án. Chủ tịch UBND TP còn nhấn mạnh không "tư duy nhiệm kỳ" nhưng cần lấy nhiệm kỳ làm mốc để đánh giá việc thực hiện 7 chương trình đột phá của TP nên ông yêu cầu từng dự án phải được báo cáo cụ thể hình thức đầu tư, thời gian triển khai, tiến độ thực hiện, vướng mắc tồn tại.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)/Khampha.vn - 30/5/2019 Link nguồn: http://khampha.vn/tin-nhanh/tphcm-doi-cach-lam-du-an-giao-thong-c4a719563.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|