Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương hoàn thành xử lý các tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông trên...
NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỉ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ...
Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay
Doanh nghiệp của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt doanh thu nhờ sản xuất công nghiệp và bất động sản
Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi xanh
Tổng giám đốc PNJ: Ngành trang sức đang đối mặt với 'cơn bão kép'
Doanh nhân Nguyễn Thúy Phượng - Nữ lãnh đạo Tâm Tài Sắc của Meey Group quý phái nhận danh hiệu Bông hồng Tài năng
Doanh nhân Nguyễn Thúy Phượng, nữ lãnh đạo tài ba của Meey Land (Meey Group) là đóa hồng quyền lực,...
CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm
Ở tuổi 94, tỉ phú Warren Buffett thông báo kế hoạch nghỉ hưu
Nữ doanh nhân Lý Thị Quy được đề cử danh hiệu Bông hồng Tài năng 2025
Doanh nhân - Nam vương Bảo Toàn xứng đáng ứng cử 'Quý ông Thời đại'
Saigontourist Group ký loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược tại Nga, thúc đẩy du lịch hai chiều
Saigontourist Group ký kết và trao loạt biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch với các đối...
Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang
Khánh Hòa đón hơn 1 triệu lượt khách dịp lễ 30-4
Du khách lần đầu trải nghiệm bay khinh khí cầu trên đại ngàn
Doanh thu dịch vụ du lịch dẫn đầu, vì sao doanh nghiệp vẫn lo?
Tăng cường liên kết chuỗi và chế biến nâng cao giá trị quả vải
Sản lượng vụ vải năm nay dự kiến tăng đến 30%, trong khi đó thời gian thu hoạch và tiêu thụ...
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động hơn 884 tỷ đồng trong tháng 4
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Công ty TNHH Điện Tử Nikochi Việt Nam và đơn vị đồng hành: công ty Unicorn với chương trình Tiếng...
Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Miền Trung: Ngư dân rộn ràng vươn khơi đánh bắt đầu năm
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Những giờ miệt mài tập luyện cho màn trình diễn sống động của Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng
Không chỉ lay động khán giả bằng câu chuyện nhân văn về tình yêu gia đình, Lật Mặt 8: Vòng Tay...
CEO Annie Nguyễn tỏa sáng với màn vũ đạo nóng bỏng tại lễ tôn vinh Bông hồng quyền lực 2025
Lật Mặt 8 đại thắng phòng vé với 200 tỷ doanh thu, Lý Hải tiếp tục khẳng định vị thế không đối thủ
Ca sĩ Hà Ngọc Nhung từng học diễn viên nhưng bén duyên làm ca sĩ
Lý Hải vỡ òa khi được khán giả yêu thương, vây kín tại cinetour “Lật mặt 8” tại miền Tây
Uống dầu cá Omega-3 mỗi ngày có tác dụng gì?
Nhiều người băn khoăn với câu hỏi uống dầu cá Omega-3 mỗi ngày có tác dụng gì, hãy cùng xem...
Bác sĩ chỉ mẹo uống nước đẩy lùi bệnh tật, tăng sức khỏe mà không tốn tiền
Nguyên tắc 10-3-2-1 giúp giấc ngủ ngon
Các công ty dầu lửa quốc doanh châu Á rục rịch giảm đầu tư |
Thứ ba, 03/02/2015, 14:57 GMT+7 |
Các công ty dầu lửa lớn nhất của khu vực châu Á đang rục rịch tham gia vào một cuộc đua cắt giảm đầu tư của ngành dầu lửa toàn cầu trong năm 2015 để ứng phó với giá dầu giảm. Tờ Wall Street Journal cho rằng, sự cắt giảm đầu tư này đặt ra nguy cơ đối với tăng trưởng sản lượng dầu tại châu Á - khu vực “đói” năng lượng của thế giới. Hãng dầu lửa quốc doanh Petronas của Malaysia mới đây tuyên bố dự định cắt giảm vốn đầu tư cơ bản ở mức 15-20% trong năm nay. Nguồn tin thân cận cho biết, hai “gã khổng lồ” quốc doanh CNOOC và PetroChina của Trung Quốc cũng có dự định cắt giảm đầu tư ở 30%. Phản ứng tất yếu Tuần trước, tập đoàn dầu khí quốc gia Pertamina của Indonesia cho biết có thể cắt giảm 50% vốn đầu tư trong năm nay. Tập đoàn PTT Exploration and Production của Thái Lan dự kiến cắt giảm vốn đầu tư trong 5 năm xuống còn 24,3 tỷ USD từ mức 27 tỷ USD ban đầu. Theo nhiều chuyên gia, nhìn chung, các công ty dầu lửa quốc doanh tại khu vực châu Á có thể cắt giảm đầu tư cơ bản từ 15-30% trong năm 2015. Những năm trước, các công ty này chi khoảng 120 tỷ USD để đầu tư mỗi năm, chiếm 1/5 tổng vốn đầu tư của ngành dầu khí toàn cầu. Bên cạnh đó, các dự án dầu khí lớn ở khu vực châu Á của các công ty dầu lửa đa quốc gia như Chevron có thể bị hoãn lại. “Ba tháng tới đây sẽ là quãng thời gian quan trọng đối với các tập đoàn dầu khí lớn. Mức giá dầu trong khoảng thời gian đó sẽ quyết định họ cắt giảm đầu tư bao nhiêu”, ông Shun Ling Yap, nhà phân tích dầu khí thuộc Business Monitor International, đánh giá. Ông Yap ước tính, khi các công ty dầu khí giảm đầu tư vào cả hoạt động thăm dò và khai thác các mỏ hiện có, sản lượng dầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể đạt đỉnh 8,5 triệu thùng/ngày vào năm 2016, chiếm gần 10% sản lượng dầu toàn cầu, rồi sau đó giảm dần. Đến thời điểm hiện tại, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đã mạnh tay cắt giảm đầu tư như một phản ứng tất yếu trước việc giá dầu giảm dưới 50 USD/thùng. Hôm thứ Năm tuần trước, tập đoàn Royal Dutch Shell tuyên bố giảm đầu tư 15 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Cùng ngày, ConocoPhillips nói sẽ giảm đầu tư cơ bản 15%, sau khi đã tuyên bố cắt giảm ngân sách 20% vào tháng 12. Cách đây ít ngày, tập đoàn Total của Pháp cũng tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách đầu tư năm 2015 một khoản 10%. Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm thời gian qua được cho là sản lượng dầu đá phiến tăng bùng nổ của Mỹ và việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không chịu cắt giảm sản lượng. Trầy trật giữ sản lượng Tuy vậy, các công ty dầu lửa hoạt động tại các khu vực có chi phí cao và các rào cản về quy chế hoặc chính trị mới là đối tượng thiệt hại nhiều nhất. Chẳng hạn, các công ty dầu lửa hoạt động ở vùng biển Bắc của Anh - nơi các dự án mới cần giá dầu trên mức 75 USD/thùng mới hòa vốn - đang đi đầu trong việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư. Tại Indonesia, một trong những quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu khu vực châu Á, hoạt động đầu tư vào ngành dầu lửa gặp nhiều trở ngại do quy trình cấp phép và các quy chế ngặt nghèo như giới hạn về độ tuổi của các chuyên gia dầu khí được phép làm việc… Những trở ngại này đã khiến tập đoàn Chevron của Mỹ tạm dừng vô thời hạn một dự án khí đốt nước sâu trị giá 12 tỷ USD ở Indonesia vào tháng 9 năm ngoái. Giá dầu giảm sâu càng khiến những dự án dầu tư nhiều rủi ro như vậy trở nên kém hấp dẫn. Việc các công ty dầu lửa cắt giảm đầu tư diễn ra trong bối cảnh ngành dầu khí Indonesia gặp khó khăn. Năm ngoái, sản lượng dầu của cựu thành viên OPEC này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 40 năm. “Nếu tình hình không được cải thiện, Indonesia sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng năng lượng vào năm 2019”, ông Lukman Mahfoedz, Giám đốc điều hành (CEO) công ty dầu khí PT Medco Energi Internasional Tbk, phát biểu. Các tập đoàn dầu khí lớn khác trong khu vực cũng dự báo mức sản lượng giảm trong năm nay. Tuần trước, PetroVietnam cắt giảm 3,5% mục tiêu sản lượng năm 2015 so với năm ngoái, còn 16,8 triệu tấn dầu, tương đương 337.400 thùng dầu, mỗi ngày. Trong mấy năm gần đây, châu Á trầy trật giữ sản lượng dầu khí. Theo các chuyên gia, khu vực này cần cả các công ty quốc doanh và độc lập đầu tư vào các mỏ dầu mới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) ước tính, châu Á cần đầu tư 3,33 nghìn tỷ USD vào ngành dầu khí trong thời gian từ 2014-2035 để duy trì sản lượng dầu khí ở mức hiện tại. Tuy nhiên, với giá dầu dưới 50 USD/thùng, nhiều mỏ dầu sẽ chỉ đem lại thua lỗ nếu được rót vốn đầu tư. Chẳng hạn, theo ước tính của chuyên gia, một số mỏ dầu ở Malaysia, nước xuất khẩu ròng dầu lớn nhất châu Á, phải cần tới mức giá dầu 70 USD/thùng mới hòa vốn. Theo VnEconomy
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|