Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác...
Cùng Đại sứ Cộng đồng LG hồi sinh rừng xanh, gieo mật ngọt lành
Dự án “Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt” thuộc chương trình Đại sứ Cộng đồng LG 2025 vừa chính...
Lemon Digital - Đội ngũ trẻ đưa thương hiệu Việt bứt phá trên nền tảng số
Ứng dụng CUB Vietnam nhận hai giải thưởng tại ABF Retail Banking Award
Meey Group hợp tác đơn vị quốc tế đào tạo và hướng dẫn xây dựng báo cáo ESG
NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD
Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản...
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tạo ấn tượng đặc biệt với cộng đồng nhà đầu tư
Đại gia Xuân Thiện lộ diện ở một công ty chứng khoán
Công ty ông Đặng Thành Tâm 'ế' 147 triệu cổ phiếu, loạt nhà đầu tư 'chạy' phút chót
Nhà sáng lập Tập đoàn TH được tạp chí Global Brand vinh danh toàn cầu 2025
Mở lại tour tham quan nhà bác sĩ Yersin bằng xe buýt mui trần
Tour tham quan nhà bác sĩ Yersin trên đỉnh núi Hòn Bà (Khánh Hòa) sẽ được mở lại, phục vụ du...
Phát hiện 2 thác nước tự nhiên tuyệt đẹp giữa rừng Quảng Ngãi
Tiềm năng du lịch to lớn của ‘viên ngọc xanh’ giữa đại ngàn Trường Sơn
Bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...
Ngành bán hàng trực tiếp: Hành trình đi đến chuẩn thông lệ quốc tế
Gỡ vướng mắc về quy định kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
La bàn giáo dục - Kiến tạo giá trị, đồng hành lan tỏa
Ngày 18/6 vừa qua, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tư vấn & Đào tạo V-Torch đã long trọng tổ...
Hành trình khôn lớn & yêu thương - Cột mốc đầu đời đáng nhớ cho con trẻ
Hợp tác giữa Nikochi và nghệ sĩ Việt – Nâng tầm trải nghiệm âm nhạc
Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero rộn ràng màn ảnh
Đó là Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần tượng, Tình Bolero. Trong đó, Chuyến xe âm nhạc, Gặp thần...
Ca sĩ Kiều Nga: Làm mẹ đơn thân nhiều năm, nguyện ước cuối đời dang dở
Hôn nhân hơn một thập kỷ bên vợ xinh đẹp kém 44 tuổi của nam nhạc sĩ nổi tiếng
Sao nhí Việt nổi đình đám nhờ một vai diễn phải chạy xe ôm, làm bảo vệ mưu sinh
Hoa hậu Nhung Nguyễn - Khoe gu thời trang đầy sức sống mùa Hè
5 thực phẩm nên ăn thường xuyên để ngăn ngừa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến hiện nay, dưới đây là 5 thực phẩm nên ăn thường...
4711 Orignial Eau De Cologne - Khi hương thơm trở thành nét đẹp vượt thời gian
Uống nước lá rau mùi có tác dụng gì, có tốt không?
Cuộc chơi mới mang tên Thông tư 36 |
Thứ sáu, 05/12/2014, 10:46 GMT+7 | |
Liệu các ngân hàng có đáp ứng được yêu cầu của Thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cuộc chơi thay đổi
Thời điểm ra đời Thông tư 36 tương đối thích hợp. Từ cách đây hai năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã định đưa ra các chế tài tương tự như trong Thông tư 36 nhưng vướng nhiều rào cản. Nay, sau những yêu cầu và cả thương thuyết riêng giữa cơ quan quản lý với từng nhóm cổ đông lớn ngân hàng thì tinh thần buộc phải cải tổ cũng đã… thông hơn. Các ngân hàng sẽ đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 36 tới đâu?
"Tùy từng ngân hàng, anh khó anh dễ nhưng nhìn chung các ngân hàng sẽ đáp ứng được yêu cầu về các chỉ số an toàn. Chúng tôi đã cho chạy thử số liệu, kết quả cho ra tuy cần điều chỉnh một chút mới đáp ứng được Thông tư 36 nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, tôi chỉ là ngân hàng tầm trung, với các ngân hàng lớn sẽ khó xoay xở hơn", tổng giám đốc một ngân hàng thương mại nói. Vị này cho biết một công việc khá mệt là điều chỉnh danh mục đầu tư, xử lý các khoản đầu tư qua lại trong ngân hàng. Danh mục cho vay cổ phiếu theo T+2, T+3 của các ngân hàng đều phải thu hẹp lại mà hành động đầu tiên là thôi không cho vay mới nữa. Điều này chắc chắn gây ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, ta nên hiểu cơ quan quản lý tạo áp lực là tốt. Mục tiêu nào cũng có đánh đổi hy sinh. Thị trường chứng khoán sẽ có khó khăn, sẽ phải tìm thêm nguồn tiền mới và điều đó tạo cơ hội mới cho các dòng tiền. Điều quan trọng nhất được quan tâm, là việc thoái vốn của các tổ chức tín dụng đang nắm lẫn nhau, tức gỡ các mắt xích của sở hữu chồng chéo. Một ngân hàng thương mại theo Thông tư 36 chỉ được sở hữu tối đa hai tổ chức tín dụng với tỷ lệ vốn không quá 5%. Số cổ phần dôi ra, ngân hàng buộc phải thoái trước thời hạn cuối 2015. Ai bán? Ai mua? Có hai dạng tổ chức tín dụng đang giữ cổ phần của nhau. Các ngân hàng đang nắm cổ phiếu lẻ của tổ chức tín dụng khác, loại này dễ bán, dễ tìm người mua hơn vì khối lượng nhỏ, đàm phán giá cả có thể linh hoạt và không phải báo cáo nhiều nơi. Dạng thứ hai mới là mục tiêu chính của Thông tư 36: những khoản cổ phần lớn đang nằm trong tay các cổ đông lớn và người liên quan đến cổ đông lớn - các ông chủ ngân hàng. Thứ nhất là nguồn từ chính các cổ đông ngân hàng, có những cổ đông vẫn có thể mua thêm cổ phần. Thứ hai là tiền gửi trong ngân hàng của người dân, doanh nghiệp. Thứ ba là tiền của nhà đầu tư nước ngoài. Ở thời điểm này, chỉ có hai nhóm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài muốn vào ngân hàng Việt Nam là đầu tư mạo hiểm và những ngân hàng châu Á muốn mở rộng quy mô bán lẻ trong khu vực. Các ngân hàng nước ngoài lớn trước đây muốn mua ngân hàng Việt Nam nhưng gần đây đã giảm nhiệt tình vì họ có những lựa chọn tốt hơn. Nguồn tiền cuối cùng là vốn vay ngân hàng. Không có quy định nào cấm dùng tiền gửi ngân hàng mua cổ phần của ngân hàng khác mà chỉ bị hạn chế về tỷ lệ, vẫn còn có những ngân hàng còn room. Tất nhiên sẽ có nhiều thắc mắc: nếu bị Thông tư 36 "ép", các ông chủ ngân hàng "thoái vốn giả vờ" thì sao? Tức là thay vì ông A nắm cổ phiếu giùm nay chuyển cho ông C, ông X không nằm trong danh sách người liên quan. Tổng giám đốc một ngân hàng phân tích: anh có thể thoái giả vờ nhưng muốn giả vờ anh vẫn phải tạo ra dòng tiền, mà tiền ở đây là rất nhiều, trăm tỉ, ngàn tỉ chứ không phải vài tỉ. Khi tạo dòng tiền thì sẽ có dấu vết của dòng tiền, nếu cần kiểm tra thì cơ quan chức năng vẫn kiểm tra được. Thậm chí nếu qua mặt cơ quan chức năng được thì rủi ro cũng rất cao. Khái niệm "người có liên quan" trong Thông tư 36 đã mở rộng nhiều so với trước đây, phải tìm đối tượng nằm ngoài vòng tròn liên quan đó để nhờ giữ cổ phần giúp. Áp lực giá hay áp lực niềm tin? Thời gian qua trên thị trường có tin đồn ông chủ này rao bán cổ phần ngân hàng này, giá này. Rồi họ bảo nhau: giá còn cao quá! Vậy nay giá có giảm không, hoặc giảm rồi có ai còn muốn mua? Không ai có thể trả lời câu hỏi này ngoài việc cứ thử rồi mới biết. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói đại gia kinh doanh ngân hàng thì cũng có rủi ro như người thường. Bán cổ phần ngân hàng với giá rẻ là rủi ro phải chấp nhận. Chính sách cứ cố gắng bảo vệ người giàu, cho họ trì hoãn, trong khi đã đánh động, gây sức ép, tạo lộ trình để thoái vốn, thì thật là vô lý. Cơ quan quản lý cũng đã tạo ra những cái van cuối cùng để giải quyết sở hữu chéo, đó là việc Ngân hàng Nhà nước, SCIC có thể mua lại cổ phần thoái từ ngân hàng thương mại. Nếu như trước đây các doanh nghiệp nhà nước phải bảo toàn vốn thì nay họ đã được thoái vốn dưới mệnh giá. Nếu đến hạn chót, cuối năm 2015, mà các ngân hàng không thoái được cổ phần dôi dư thì có xảy ra việc gia hạn thực hiện Thông tư 36? Điều này đòi hỏi sự hy sinh rất nhiều về niềm tin chính sách và uy tín của cơ quan điều hành thị trường. Theo TBKTSG Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|